Kiến thức

Vay thế chấp và Vay tín chấp: Có gì khác biệt?

Vay thế chấp và vay tín chấp là hai hình thức cho vay phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn và cho rằng hai hình thức này là một. Việc hiểu rõ khái niệm cũng như bản chất của hai hình thức vay thế chấp và vay tín chấp sẽ giúp người đi vay xác định rõ hình thức phù hợp với nhu cầu dùng của mình. Vậy vay thế chấp là gì? Vay tín chấp là gì? Hai hình thức vay này có điểm gì khác biệt? Hãy cùng Vconomics tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
vay-tin-chap-khac-vay-the-chap-ntn

Vay thế chấp và vay tín chấp là hai hình thức cho vay phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn và cho rằng hai hình thức này là một. Việc hiểu rõ khái niệm cũng như bản chất của hai hình thức vay thế chấp và vay tín chấp sẽ giúp người đi vay xác định rõ hình thức phù hợp với nhu cầu dùng của mình.

Vậy vay thế chấp là gì? Vay tín chấp là gì? Hai hình thức vay này có điểm gì khác biệt? Hãy cùng Vconomics tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Vay thế chấp là gì?

1.1. Khái niệm

Vay thế chấp là hình thức vay tiền đảm bảo khoản vay bằng tài sản thế chấp. Trong suốt thời gian vay, tài sản thế chấp vẫn còn thuộc quyền sở hữu của người đi vay. Như vậy, nếu bạn thế chấp tài sản là đất đai, nhà cửa, xe cộ để vay từ ngân hàng, tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của bạn. Tuy nhiên, các giấy tờ chứng mình quyền sở hữu sẽ được ngân hàng giữ lại làm căn cứ cho khoản vay.

Vay thế chấp là hình thức vay tiền đảm bảo khoản vay bằng tài sản thế chấp

1.2. Đặc điểm của vay thế chấp

Vay thế chấp có một số đặc điểm nổi bật sau:

  • Đảm bảo quyền sở hữu tài sản cho người đi vay: Tài sản thế chấp vẫn thuộc quyền sở hữu của người đi vay. Ngân hàng chỉ giữ lại các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của người đi vay.
  • Tài sản thế chấp đa dạng: Các tài sản đảm bảo cho khoản vay không bị giới hạn về hình thức. Chỉ cần là tài sản có giá trị như sổ đỏ hoặc sổ hồng, ô tô, hàng hoá luân chuyển, máy móc, thiết bị… và vượt qua được vòng thẩm định của ngân hàng là người đi vay có thể đăng ký vay bất cứ lúc nào.
  • Thời gian vay linh hoạt: Kỳ hạn cho vay tùy thuộc theo nhu cầu người vay và có thể kéo dài lên đến 25 năm.
  • Lãi suất thấp (so với vay tín chấp): Vay thế chấp có mức lãi suất tương đối thấp so với vay tín chấp
  • Hạn mức vay lớn: Hạn mức vay thế chấp dao động từ 70-100% giá trị tài sản thế chấp. Vì vậy, nhiều người chọn hình thức vay vốn thế chấp khi cần vốn kinh doanh.

2. Vay tín chấp là gì?

2.1. Khái niệm

Khác với hình thức vay thế chấp là khoản vay được đảm bảo bởi tài sản, vay tín chấp được xây dựng dựa trên uy tín của người đi vay, thể hiện qua xác minh thu nhập cũng như xác minh tín dụng của người đi vay.

2.2. Đặc điểm của vay tín chấp

Vay tín chấp được xây dựng dựa trên uy tín của người đi vay nên không cần có tài sản có giá trị đảm bảo

Vay tín chấp có một số đặc điểm như sau:

  • Không cần tài sản đảm bảo: Khi cho vay tín chấp, ngân hàng sẽ căn cứ trên cơ sở là uy tín của người đi vay thể hiện qua thu nhập và lịch sử tín dụng. Người đi vay tín chấp không cần phải có các tài sản có giá trị đảm bảo cho khoản vay giống như khi đi vay thế chấp.
  • Thủ tục nhanh chóng, thuận tiện: Quy trình duyệt hồ sơ của ngân hàng cũng nhanh hơn do không mất thời gian thẩm định giá trị của tài sản, từ đó quy trình giải ngân cũng nhanh hơn
  • Ngân hàng không yêu cầu khách hàng giải trình lý do hay mục đích vay
  • Số tiền vay được không quá lớn, phù hợp để vay tiêu dùng hoặc đầu tư nhỏ

3. Những điểm khác biệt giữa vay thế chấp và vay tín chấp

Dựa trên những đặc điểm kể trên, có thể nhận thấy một số điểm khác nhau cơ bản giữa vay thế chấp và vay tín chấp:

3.1. Bản chất

Về bản chất, vay thế chấp là hình thức cho vay có tài sản bảo đảm, và khoản vay được căn cứ vào giá trị tài sản thế chấp. Ngược lại, vay tín chấp không bảo đảm bằng tài sản và hoàn toàn dựa trên sự đánh giá uy tín của người đi vay.

3.2. Yêu cầu và thủ tục

Vay thế chấp yêu cầu tải sản đảm bảo, vì vậy thủ tục sẽ rắc rối và mất thời gian hơn vì cần xác minh giá trị tài sản thế chấp. Ngoài ra, do đa dạng các tài sản thế chấp nên hồ sơ vay thế chấp cũng khác nhau cho từng trường hợp. Tuy nhiên, về cơ bản các hồ sơ cần có giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn, giấy tờ chứng minh thu nhập, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu…

Vay tín chấp do dựa trên uy tín của người vay nên thời gian đánh giá cũng như thủ tục đơn giản hơn. Thời gian giải ngân do đó có thể diễn ra trong ngày. Thủ tục để vay tín chấp thường bao gồm: đơn đề nghị vay, CMND/CCCD, Hộ chiếu, hộ khẩu, hợp đồng lao động/ bảng lương. Ngoài ra, người đi vay còn có thể sử dụng một số giấy tờ khác có chức năng tương tự như sao kê lương, quyết định bổ nhiệm, quyết định thăng chức…

Vay tín chấp và vay thế chấp có nhiều điểm khác biệt

3.3. Khoản được vay

Khoản được vay của hình thức vay thế chấp do dựa trên tài sản đảm bảo có giá trị nên thường lớn, chiếm từ 70-100% giá trị của tài sản thế chấp. Trong khi đó, do ngân hàng chỉ dựa trên uy tín của người đi vay để cho vay tín dụng nên số tiền được vay cũng thấp hơn, hầu hết chỉ phù hợp với mục đích vay tiêu dùng.

3.4. Lãi suất và thời hạn vay

Vay thế chấp có tài sản có giá trị đảm bảo như đất đai, nhà cửa, xe cộ… nên lãi suất thường thấp hơn và thời hạn vay lâu hơn. Còn vay tín chấp chỉ dựa trên uy tín của người đi vay nên thời gian vay ngắn, lãi suất vay cũng cao hơn.

Tiêu chí so sánhVay thế chấpVay tín chấp
Bản chấtCho vay có tài sản đảm bảo, căn cứ vào tài sản thế chấpCho vay không cần tài sản đảm bảo, căn cứ vào uy tín người đi vay
Mục đích vayVay đầu tư hoặc cho các khoản chi lớn: mua nhà, mua xe, kinh doanhVay tiêu dùng
Tài sản đảm bảoTài sản có giá trị và phải vượt qua vòng thẩm địnhKhông có
Khoản vayKhoản vay lớn, từ 70-100% giá trị tài sản thế chấpKhoản vay nhỏ
Kỳ hạn vayKỳ hạn vay dài, có thể lên đến 25 nămKỳ hạn vay ngắn
Thủ tục vayThủ tục phức tạp, thời gian xử lý giao dịch lâu do phải xác minh điều kiện vay (thẩm định giá trị tài sản thế chấp)Thủ tục vay đơn giản, thời gian giải ngân nhanh chóng
Lãi suất vayLãi suất vay thấp và giảm dần theo nămLãi suất vay cao
Khi không trả nợMất tài sản thế chấpBị nợ xấu và bị kiện

Tạm kết

Như vậy có thể thấy, vay thế chấp và vay tín chấp là hai hình thức vay khác nhau và có những đặc điểm phân biệt rõ ràng. Khi nắm được khái niệm, bản chất, yêu cầu và những đặc điểm của từng hình thức vay, người đi vay sẽ xác định được hình thức vay phù hợp với mục đích vay và khả năng chi trả của bản thân.


Tải Vconomics ngay để nhận MICS miễn phí !

Gia nhập ngay cộng đồng Vconomics để nhận thêm MICS miễn phí

TelegramFacebookYoutubeRedditMedium

Website: https://vconomics.vn

Email: [email protected]

VCONOMICS – NỀN KINH TẾ SỐ PHI TẬP TRUNG

Previous ArticleNext Article