Bài nổi bật, Kiến thức

Điểm tín dụng là gì?

Điểm tín dụng là khái niệm mới mẻ với nhiều người, nhất là những ai chưa từng vay mượn ở bất cứ ngân hàng hay tổ chức tài chính nào. Tuy nhiên, đây lại là một cơ sở quan trọng mà ngân hàng và tổ chức tín dụng quyết định duyệt hồ sơ tín dụng hay không. Bạn băn khoăn không biết điểm tín dụng là gì, vai trò của điểm tín dụng hay căn cứ tính điểm tín dụng như thế nào. Hãy cùng Vconomics tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
điểm tín dụng cá nhân vscore

Điểm tín dụng là khái niệm mới mẻ với nhiều người, nhất là những ai chưa từng vay mượn ở bất cứ ngân hàng hay tổ chức tài chính nào. Tuy nhiên, đây lại là một cơ sở quan trọng mà ngân hàng và tổ chức tín dụng quyết định duyệt hồ sơ tín dụng hay không.

Bạn băn khoăn không biết khái niệm điểm tín dụng là gì, vai trò hay căn cứ tính điểm như thế nào. Hãy cùng Vconomics tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Điểm tín dụng là gì?

Điểm tín dụng là thang điểm phản ánh lịch sử tín dụng của người đi vay theo các tiêu chuẩn và quy tắc xếp hạng cụ thể. Đây là căn cứ mà ngân hàng và các tổ chức tài chính dùng để đánh giá sự uy tín của người đi vay khi xét duyệt hồ sơ tín dụng. Khi điểm càng cao thì người đi vay càng được đánh giá tốt hơn. Mức điểm 740 là mức điểm tốt và đảm bảo khả năng duyệt hồ sơ tín dụng, cũng như mức lãi suất từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

điểm tín dụng là gì
Điểm tín dụng phản ánh lịch sử tín dụng của người đi vay theo các tiêu chuẩn và quy tắc xếp hạng

2. Các căn cứ tính điểm tín dụng

Điểm số tín dụng cá nhân được tính dựa trên những thông tin trong báo cáo tín dụng theo những tiêu chuẩn rất chặt chẽ. Các căn cứ tính điểm bao gồm: lịch sử thanh toán (35%), các khoản nợ tín dụng (30%), lịch sử tín dụng (15%), tín dụng mới (10%) và loại tín dụng được sử dụng (10%).

2.1. Lịch sử thanh toán (35%)

Với trọng số lớn nhất (35%), lịch sử thanh toán là yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định điểm tín dụng cá nhân. Lịch sử thanh toán phản ánh việc trả tiền đúng hạn, trả hết nợ hay trả trễ hạn của người đi vay ở bất kì ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào.

2.2. Các khoản nợ tín dụng (30%)

Yếu tố chiếm 30% đánh giá tín dụng cá nhân này phản ánh tỷ lệ sử dụng khoản nợ của người đi vay. Nói cách khác, đây chính là % số tiền người đi vay đã sử dụng trên tổng số tín dụng được cấp. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng không đánh giá cao những người chi tiêu gần hết hạn mức tín dụng vì cho rằng họ sẽ không có khả năng chi trả hoặc trả muộn.

2.3. Lịch sử tín dụng (15%)

Lịch sử tín dụng chiếm 15% đánh giá tín dụng cá nhân và được xác định bằng thời hạn của các tài khoản tín dụng. Khi người đi vay có lịch sử tín dụng càng sớm và thời hạn tài khoản tín dụng càng dài thì ngân hàng và các tổ chức tín dụng sẽ càng có cơ sở đánh giá hành vi tài chính tổng thể và hoàn thiện hơn.

lịch sử tín dụng cá nhân
Lịch sử tín dụng là cơ sở để đánh giá điểm tín dụng cá nhân

2.4. Tín dụng mới (10%)

Yếu tố này thể hiện việc mở thêm các khoản tín dụng của người đi vay trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu người đi vay mở thêm nhiều khoản tín dụng trong một thời gian ngắn thường không được đánh giá cao.

2.5. Các loại tín dụng (10%)

Yếu tố cuối cùng thể hiện cơ cấu tín dụng của người đi vay (từ thẻ tín dụng và các khoản vay: vay học phí, vay mua nhà, vay mua xe…). Nếu người đi vay có cơ cấu tín dụng đa dạng, biết kết hợp linh hoạt các khoản vay thì cũng được ngân hàng và các tổ chức tài chính đánh giá cao.

3. Vai trò

Điểm tín dụng có ý nghĩa rất lớn khi bạn có ý định vay nợ ở các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Đây là cơ sở cho ngân hàng và các tổ chức thường ấn định lãi suất. Chính vì vậy, việc bạn chưa từng vay nợ ngân hàng hay các tổ chức tài chính khiến lịch sử tín dụng của bạn quá ‘sạch’, không có nhiều cơ sở để đánh giá. Nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính đánh giá sự rủi ro của khách hàng có lịch sử tín dụng ‘sạch sẽ’ cao ngang với các khách hàng trong nhóm nợ xấu.

Ngày nay, nhiều công ty bảo hiểm, bất động sản, hay các công ty cho vay khác cũng dựa vào điểm tín dụng để đánh giá sư uy tín của khách hàng. Có thể nói, đây là thang điểm có ý nghĩa quan trọng như điểm GPA của các bạn sinh viên. Nếu như GPA giúp đánh giá sự vượt trội của một sinh viên so với những người khác trong quá tình học tập thì điểm số tín dụng giúp xếp hạng độ tin cậy của một cá nhân khi đi vay tín dụng.

4. Các yếu tố ảnh hưởng

Có 3 nhóm tiêu chí chính ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng cá nhân bao gồm: số nợ và tình trạng nợ, lịch sử trả nợ và lịch sử quan hệ tín dụng.

Các yếu tố này đều có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với điểm tín dụng cá nhân. Điều này có nghĩa là nếu số nợ càng cao, tình trạng nợ càng nhiều, lịch sử trả nợ càng dài thì điểm số sẽ càng thấp. Vì vậy, cải thiện số nợ, tình trạng nợ, rút ngắn lịch sử trả nợ… sẽ là cách tốt nhất để bạn cải thiện điểm tín dụng cá nhân. 

cách cải thiện điểm tín dụng cá nhân
Để cải thiện xếp hạng tín dụng cá nhân, cần cải thiện số nợ, tình trạng nợ, rút ngắn lịch sử trả nợ…

5. Cách kiểm tra điểm tín dụng cá nhân

Hiện nay, có nhiều cách để kiểm tra điểm tín dụng cá nhân.

5.1. Kiểm tra bằng ứng dụng VScore – kiểm tra điểm tín dụng nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí

VScore là ứng dụng mới được ra mắt gần đây nhưng đã nhanh chóng trở thành ‘cơn sốt’ bởi tự tiện dụng, nhanh chóng và đặc biệt là hoàn toàn miễn phí.

Để kiểm tra điểm tín dụng cá nhân, bạn chỉ cần làm theo những bước sau:

  • Truy cập ứng dụng App Store (hệ điều hành IOS) hoặc Google Play (hệ điều hành Android) để tải ứng dụng VScore.
  • Tiến hành đăng ký tài khoản bằng email hoặc số điện thoại.
  • Trả lời các bộ câu hỏi. Đây là cơ sở để VScore xếp hạng tín dụng dựa trên nền tảng công nghệ vượt trội, sử dụng AI (trí thông minh nhân tạo) để xếp hạng điểm tín dụng của người dùng.
  • Điểm số sẽ được hiển thị trên màn hình sau mỗi gói câu hỏi bạn hoàn thành. Sau khi hoàn thành toàn bộ các gói câu hỏi, điểm số được hiển thị chính là điểm tín dụng cuối cùng của bạn. 

5.2. Kiểm tra qua CIC – Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam

CIC, viết tắt của Credit Information Center, là Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam. Là tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, CIC lưu giữ thông tin của hơn 30 triệu khách hàng vay vốn tại Việt Nam.

Để kiểm tra điểm tín dụng cá nhân qua CIC, bạn thực hiện các bước sau:

  • Truy cập trang web của CIC (cic.org.vn) để đăng ký tài khoản bằng nút “Khai thác nhu cầu vay”.
  • Tiến hành đăng ký thông tin cá nhân bằng cách điền các thông tin yêu cầu để đăng kí theo hướng dẫn trên màn hình.
  • Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại đã đăng ký để xác minh tài khoản
  • Sau 1 ngày làm việc, sẽ có nhân viên của CIC gọi lại để xác nhận thông tin, nếu khớp thông tin cần xác nhận thì kết quả sẽ được gửi qua email cho khách hàng.

Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra CIC qua app. Tuy nhiên, cách kiểm tra này không trả về kết quả tức thời mà mất thời gian chờ đợi, không phù hợp nếu bạn đang cần thông tin ngay lập tức để bổ sung thông tin cho hồ sơ tín dụng.

6. Bảng điểm và phân loại

Các ngân hàng và tổ chức tín dụng trên thế giới thường áp dụng thang điểm FICO phát triển bởi Fair Isaac and Company. Thang điểm FICO được xếp hạng từ 300 (thấp) tới 850 (đặc biệt). Tuy nhiên, việc đánh giá khả năng tín dụng ở Việt Nam hiện nay được dựa trên thang điểm của CIC.

Thang điểm FICO được áp dụng để xếp hạng tín dụng trên thế giới

Dưới đây là thang điểm xếp hạng tín dụng CIC cùng xếp hạng nhóm và lãi suất vay theo từng nhóm.

Tổng điểmXếp hạng nhómLãi suất vay
Từ 150 – 321Rủi ro rất cao (E)Không đủ điều kiện vay
Từ 322 – 430Rủi ro cao (D)Không đủ điều kiện vay
Từ 431 – 569Rủi ro trung bình (C)Tương đối cao
Từ 570 – 679Rủi ro thấp (B)Lãi suất vay thấp, được ưu đãi
Từ 680 – 750Rủi ro rất thấp (A)Lãi suất vay thấp, được ưu đãi

Tạm kết

Điểm tín dụng là một yếu tố quan trọng quyết định khả năng và lãi suất vay của khách hàng. Hiểu được khái niệm, các yếu tố ảnh hưởng, cũng như cách xếp hạng tín dụng cá nhân là cơ sở để người đi vay chọn lựa được các gói vay và hình thức vay phù hợp với nhu cầu.

Nguồn tham khảo: Wikipedia, Cic.org.vn


Tải Vconomics ngay để nhận MICS miễn phí !

Gia nhập ngay cộng đồng Vconomics để nhận thêm MICS miễn phí

TelegramFacebookYoutubeRedditMedium

Website: https://vconomics.vn

Email: [email protected]

VCONOMICS – NỀN KINH TẾ SỐ PHI TẬP TRUNG

Previous ArticleNext Article