Kinh tế số, Tin tức, Tin tức DeFi, Tin tức NFT

Bản tin ngày 27/8/2021: Việt Nam đón đầu xu hướng tài chính thế giới

Vconomics-VietNam DeFi

Việt Nam không nằm ngoài cuộc đua tiền điện tử, DeFi hay các loại tài sản số. Thông tin chi tiết sẽ được bật mí trong bản tin Vconomics ngày 27/8/2021. Bên cạnh đó, bản tin sẽ đề cập những tin tức thú vị xung quanh thị trường NFT, Blockchain… Mời các bạn cùng theo dõi!

1. Việt Nam xếp thứ 2 thế giới về chỉ số tiếp nhận DeFi

Sau khi công bố Việt Nam dẫn đầu bảng xếp hạng “Chỉ số chấp nhận tiền mã hoá toàn cầu 2021”, Chainalysis tiếp tục ra mắt báo cáo về “Chỉ số tiếp nhận DeFi toàn cầu”. Theo đó, Việt Nam có chỉ số tiếp nhận DeFi đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ xếp sau Mỹ.

Có tổng cộng 154 quốc gia tham gia khảo sát này. Chainalysis công bố 20 quốc gia có Chỉ số tiếp nhận DeFi cao nhất năm 2021 như hình dưới đây:

Việt Nam xếp thứ 2 thế giới về chỉ số tiếp nhận DeFi (Nguồn: Coin68)

Trong một khảo sát khác của Finder, Việt Nam là quốc gia dẫn đầu về việc tiếp cận tiền mã hoá trong cuộc khảo sát 27 quốc gia. Finder cho biết hiện có 41% người Việt được khảo sát khẳng định họ đã và đang mua tiền mã hoá.

Ngoài ra, khảo sát của Kyros Ventures cũng cho thấy nhiều dữ liệu thú vị về người dùng tiền mã hóa Việt. Gần 40% người tham gia khảo sát cho biết rằng họ chỉ vừa mới tham gia thị trường trong năm 2021 nhưng đã kỳ vọng x2 tài khoản trở lên.

2. Cardano sẽ ra mắt công cụ chuyển đổi ERC-20 trên Testnet vào tuần tới

Cardano sẽ khởi chạy công cụ chuyển đổi token ERC-20 nhằm dễ dàng di chuyển các tài sản từ Ethereum sang Cardano và ngược lại. Tính năng hữu ích này dự kiến ra mắt trên testnet trong những ngày tới.

Công cụ này sẽ là một “công cụ tự phục vụ”, rất dễ sử dụng và có thể áp dụng trên quy mô rộng. Ông Francisco Landino – người cung cấp bản cập nhật đã mô tả các tính năng của công cụ chuyển đổi này, đồng thời không quên nhấn mạnh rằng Cardano làm việc hiệu quả hơn hẳn khi có sự hỗ trợ từ công cụ mới.

Cardano đang đi trước hoàn toàn lộ trình phát triển của chính mình. Gần đây nhất, Cardano đã thông báo về việc ra mắt testnet của các hợp đồng thông minh (smart contract), với một bản phát hành mainnet đầy đủ sẽ ra mắt vào cuối năm nay. Giá của ADA cũng tăng vọt lên mức cao mới.

3. Chính phủ Cuba sẽ công nhận tiền mã hóa

Một nghị quyết được công bố cho biết Ngân hàng Trung ương Cuba sẽ đưa ra các quy tắc phù hợp cho tiền mã hóa. Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ có liên quan đến tiền mã hóa cũng sẽ nhận được quyền cấp phép hoạt động.

Sự bùng nổ của thị trường tiền mã hóa đã tăng lên nhanh chóng, đặc biệt trong một vài nhóm công nghệ ở Cuba. Nguyên nhân là bởi việc sử dụng USD ngày càng khó khăn hơn, một phần bị tác động bởi các quy định cấm vận cứng rắn được áp đặt dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump.

Nghị quyết cho biết Ngân hàng Trung ương Cuba có thể cho phép sử dụng tiền mã hóa “vì lý do lợi ích kinh tế xã hội” với điều kiện các hoạt động tiền mã hóa phải được kiểm soát, không liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp.

Chính phủ Cuba sẽ công nhận tiền mã hóa. (Nguồn: coingecko)

4. Tên miền .com có thể sử dụng để gửi và nhận Ethereum (ETH)

Khi tích hợp dịch vụ DNS và Ethereum, bạn có thể dụng sử dụng tên miền .com để gửi và nhận Ethereum (ETH).

ENS là nơi mà người dùng sở hữu dữ liệu tên miền của họ. Đồng thời, họ có thể dùng địa chỉ web này để làm ví tiền mã hoá.

Bây giờ, đã có một cách đơn giản hơn để tham gia vào hệ sinh thái của ENS. Cụ thể, vào ngày 27/08, ENS thông báo rằng chủ sở hữu trang web có Hệ thống Tên miền (DNS) có thể tích hợp trực tiếp với ENS mà không phải thay đổi thành .eth như trước đây.

Giám đốc vận hành của ENS, Brantly Millegan cho biết rằng, một số khác biệt giữa tên miền .eth và tên DNS vẫn sẽ còn sau khi tích hợp. Đầu tiên, các tên miền .com đã được tích hợp sẽ không phải trả phí ENS. Hơn nữa, tên .eth không thể bị thu hồi, nhưng tên DNS thì vẫn có thể.

5. Ví lưu trữ MetaMask chuẩn bị phát hành token tiền mã hoá riêng

Đội ngũ phát triển MetaMask – ví lưu trữ trên nền tảng Ethereum – cho biết đã sẵn sàng để ra mắt token riêng của mình và sẽ “airdrop” đến người dùng.

Trong buổi chia sẻ với cộng đồng đầu tiên, đội ngũ phát triển ví MetaMask đã thảo luận về những kế hoạch tiềm năng cho một đợt phát hành token. Erik Marks, kỹ sư phần mềm cấp cao tại MetaMask tuyên bố rằng họ muốn phát hành đồng tiền mã hoá của riêng mình.

Bên cạnh đó, anh cũng nhấn mạnh rằng nhóm không muốn tạo nên một token mà không có tính năng sử dụng. Thay vào đó, đội ngũ nghiên cứu muốn phát triển token có tính ứng dụng cao.

Marks cũng bày tỏ lo ngại về khả năng có thể xảy ra tình trạng “bơm và bán” phá giá. Chi tiết hơn, anh ấy giải thích rằng một ICO sẽ “mang lại lợi ích cho cộng đồng vì nó sẽ bơm giá ngay lập tức”. Thế nhưng, anh cũng bày tỏ lo ngại rằng “một số người sẽ bán nó dẫn đến việc nó sẽ bị bán phá giá”.

Ví lưu trữ MetaMask chuẩn bị phát hành token tiền mã hoá riêng. (Nguồn: Trade24h)

6. VeChain (VET) ra mắt nền tảng blockchain nâng cao báo cáo dữ liệu carbon

Nền tảng quản lý chuỗi cung ứng VeChain vừa có kế hoạch triển khai một dịch vụ mới để kết hợp các doanh nghiệp. Mục tiêu của kế hoạch này đó là “đại tu” các phương thức quản lý dữ liệu khí thải carbon của họ. Dịch vụ mới sẽ kết hợp công nghệ sổ cái phi tập trung với mô hình kinh doanh phần mềm (SaaS).

Dịch vụ SaaS cho phép người dùng doanh nghiệp ghi lại dữ liệu chính và tích hợp dữ liệu đó với các nhà cung cấp dịch vụ đảm bảo trong mạng lưới đối tác của VeChain. Dữ liệu này sau đó có thể được chuyển đổi thành các loại giá trị mới và cải thiện hiệu suất bền vững trong toàn bộ tổ chức.

Trong thông báo, VeChain đã trích dẫn những trở ngại đối với sự tin tưởng và minh bạch trong chuỗi cung ứng truyền thống khi đối chiếu dữ liệu phát thải carbon của các công ty.

7. Cựu giám đốc điều hành Facebook trở thành giám đốc marketing tại Coinbase

Sau 11 năm kinh nghiệm tại nhiều vị trí của Facebook, sắp tới bà Kate Rouch sẽ đảm nhiệm chức vụ giám đốc marketing của sàn giao dịch tiền mã hóa Coinbase.

Trong một thông báo hôm thứ năm (26/8/2021), giám đốc điều hành Coinbase Emilie Choi cho biết, công ty đã thành công trong việc mời Kate Rouch đảm nhiệm vị trí giám đốc marketing. Bà sẽ là người sẽ chịu trách nhiệm trong việc giám sát thương hiệu toàn cầu của sàn giao dịch, các sản phẩm và hiệu suất marketing. Hiện tại, bà Kate Rouch là người đứng đầu với vai trò tiếp thị thương hiệu của “gã khổng lồ” Facebook. Với cương vị mới, bà hy vọng sẽ thu hút thêm hàng triệu người vào nền kinh tế tiền mã hóa.

8. Tỷ phú Simon Nixon mong muốn đầu tư nhiều hơn vào tiền mã hoá

Văn phòng gia đình của Simon Nixon – một vị tỷ phú người Anh – cho biết đang có kế hoạch tăng cường tiếp xúc với các tài sản tiền mã hoá.

Cụ thể, công ty quản lý tài sản và đầu tư của tỷ phú Simon Nixon sẽ lên kế hoạch tăng cường tiếp xúc với các tài sản tiền số. Bên cạnh đó, họ cũng thuê một nhà phân tích tiền mã hoá để đảm bảo kế hoạch được vận hành hiệu quả hơn.

Theo Adam Protoc – CEO của Seek Capital – thì tiền mã hoá sẽ tiếp tục phát triển và chiếm một phần đáng kể trong thị trường tài chính. Trên thực tế, có thể thấy rằng nhu cầu tham gia vào thị trường tiền mã hoá của các tổ chức, đặc biệt là những văn phòng gia đình ngày càng tăng. Điều này đã được minh chứng qua một cuộc khảo sát do Goldman Sachs thực hiện.

Tỷ phú Simon Nixon mong muốn đầu tư nhiều hơn vào tiền mã hoá. (Nguồn: Coin68)

9. Ngân hàng Morgan Stanley nắm giữ tới 240 triệu USD cổ phiếu GBTC

Trong khi nhiều người dùng Bitcoin không mấy ưa thích các ngân hàng lớn thì Morgan Stanley – một trong những gã khổng lồ ngân hàng đầu tư của Mỹ – đã và đang mua Bitcoin theo cách của họ.

Theo một hồ sơ nộp lên Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC), Morgan Stanley đã mua mới 6,5 triệu cổ phiếu của Grayscale Bitcoin Trust (GBTC) thông qua một loạt quỹ. Với mỗi cổ phiếu GBTC có giá 37,82 USD, số cổ phiếu này có giá trị khoảng 240 triệu USD. Điều này sẽ đưa ngân hàng đầu tư của Mỹ trở thành holder GBTC lớn thứ hai sau Công ty quản lý đầu tư ARK của Cathie Wood, công ty hiện sở hữu hơn 9 triệu cổ phiếu GBTC.

Các khoản holding của Morgan Stanley được trải rộng trên một loạt các quỹ tương hỗ – loại quỹ được phân chia giữa các khoản đầu tư vào chứng khoán như cổ phiếu và trái phiếu.

10. DCG mua thêm 500 triệu USD cổ phiếu quỹ Bitcoin Grayscale

Công ty đầu tư mạo hiểm Digital Currency Group (DCG) đã thông báo rằng họ sẽ mua thêm 500 triệu USD cổ phiếu Grayscale Bitcoin Trust (GBTC).

Trong bản hồ sơ 8-K gửi cho SEC, DCG trình bày rằng họ có kế hoạch mua thêm 500 triệu USD cổ phiếu GBTC. Trước đây, vào ngày 30 tháng 4, DCG cho biết họ đã mua số cổ phiếu GBTC trị giá tới 193.5 triệu USD.

Kế hoạch mua bổ sung cổ phiếu GBTC của DCG được đưa ra khi giá cổ phiếu GBTC tiếp tục giảm trong gần 3 tháng qua, có nghĩa là giá thị trường của cổ phiếu GBTC đang giao dịch dưới giá trị tài sản ròng hoặc NAV. Mức chiết khấu hiện tại của GBTC là khoảng 10% và có một số yếu tố đằng sau ảnh hưởng đến sự sụt giảm này.

Tổng hợp bởi Vconomics.


Tải Vconomics ngay để nhận MICS miễn phí !

Gia nhập ngay cộng đồng Vconomics để nhận thêm MICS miễn phí

TelegramFacebookYoutubeRedditMedium

Website: https://vconomics.vn

Email: [email protected]

VCONOMICS – NỀN KINH TẾ SỐ PHI TẬP TRUNG

Previous ArticleNext Article