Kinh tế số, Tin tức, Tin tức DeFi, Tin tức NFT

Bản tin ngày 18/08/2021: Tiền điện tử được chấp nhận thanh toán trên diện rộng

Vconomics-Bitcoin

Tiền điện tử trở thành một công cụ đắc lực cho các tổ chức tài chính trên thế giới. Nó được ứng dụng vào mọi ngành nghề và trở thành một phương tiện thanh toán hữu dụng. Thông tin chi tiết, mời các bạn tìm hiểu qua bản tin tổng hợp Vconomics ngày 18/08/2021. Không chỉ đem tới các thông tin về crypto, bản tin còn mang lại những tin tức về blockchain, DeFi, NFT… Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Câu lạc bộ PSV Eindhoven của Hà Lan nhận tài trợ bằng Bitcoin

Câu lạc bộ PSV Eindhoven của Hà Lan đã trở thành đội bóng đầu tiên tại Châu Âu được thanh toán toàn bộ tiền tài trợ bằng Bitcoin (BTC). Điều này được diễn ra sau khi câu lạc bộ ký hợp đồng thoả thuận với công ty tiền mã hoá Anycoin Direct của Hà Lan.

Vào ngày 17/08, câu lạc bộ PSV Eindhoven của Hà Lan thông báo đã ký hợp đồng tài trợ với công ty tiền mã hoá Anycoin Direct. Toàn bộ khoản tài trợ này sẽ được thanh toán bằng Bitcoin (BTC). Theo chia sẻ từ phía Anycoin Direct, mối quan hệ hợp tác này có giá trị thúc đẩy nhận thức về tiền mã hoá tại Châu Âu. Hợp đồng tài trợ giữa hai bên sẽ kéo dài trong 2 mùa giải và bắt đầu kể từ mùa 2021 – 2022.

Về phía PSV, Giám đốc Thương mai Frans Janssen tiết lộ rằng câu lạc bộ đã tạo ra các ví tiền mã hoá cần thiết để tạo điều kiện cho việc nhận tài trợ và lưu trữ tiền mã hoá. Ngoài ra, ông cũng đánh giá cao tiềm năng của tiền mã hoá và cho rằng việc đổi mới của PSV sẽ góp phần giúp Bitcoin trở nên phù hợp hơn.

2. Công ty cho vay thế chấp Hoa Kỳ UWM có kế hoạch chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin

United Wholesale Mortgage (UWM) có kế hoạch chấp nhận thanh toán tiền mã hóa. Loại tiền này có thể là Bitcoin (BTC). Quyết định này sẽ được thực hiện vào cuối năm nay và trở thành tiền lệ đầu tiên của ngành thế chấp Hoa Kỳ.

CEO của UWM – ông Mat Ishbia tiết lộ rằng, công ty sẽ bắt đầu kế hoạch bằng cách thực hiện phương pháp thanh toán với Bitcoin. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đang xem xét Ethereum (ETH) và các đồng tiền mã hóa khác.

UWM có kế hoạch chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin. (Nguồn: Coin68)

3. Maker (MKR) mang DeFi đến thị trường bất động sản

Maker đã làm nên lịch sử vào năm 2017 với việc trở thành giao thức đầu tiên ra mắt nền tảng cho vay tiền mã hóa tự động dựa trên công nghệ blockchain. Điều này đã khởi đầu cho sự bùng nổ trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi).

Giờ đây, Maker đang mở đường cho một sự tăng trưởng mới hơn cho toàn bộ DeFi, với hình thức cho vay hàng nghìn tỷ USD tài sản trong đời sống thực như bất động sản, nhà ở, cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác.

Điều quan trọng là kế hoạch này đề cập đến tài sản thế chấp, không phải là tiền mã hóa. Sự kiện đang khiến rất nhiều tổ chức lớn nhỏ bất ngờ. Ngay cả ngân hàng khổng lồ của Hoa Kỳ – Citigroup cũng đang viết về Maker, gọi MakerDAO là “ngân hàng phân cấp” và dành nhiều lời có cánh cho nền tảng.

4. Bybit trở thành đối tác với UNICEF

UNICEF Aotearoa New Zealand và sàn giao dịch tiền điện tử Bybit sẽ trở thành đối tác. Sự kết hợp này sẽ hỗ trợ quá trình học tập về ngành kỹ thuật số và STEAM cho trẻ em ở Việt Nam, đồng thời mang đến các chương trình giáo dục nâng cao cho khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

“Tiền điện tử kết hợp tài chính và công nghệ là một trong những phương thức thay đổi cuộc sống và trở thành nguồn hy vọng. Bybit luôn ủng hộ mạnh mẽ vai trò của tiền điện tử trong việc tạo ra một sân chơi bình đẳng, trở thành động lực cho những điều tốt đẹp. Chúng tôi tự hào khi cam kết hỗ trợ UNICEF 800.000 USD Bitcoin trong hai năm để tăng khả năng tiếp cận giáo dục bình đẳng”, Ben Zhou – đồng sáng lập, CEO của Bybit cho biết.

Được biết, quỹ sẽ chú trọng hỗ trợ các kiến ​​thức kỹ thuật số cho trẻ em gái trên toàn khu vực. Điều này rất quan trọng vì tác động của đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn việc học tập của hàng triệu trẻ em.

Bybit trở thành đối tác với UNICEF (Nguồn: Blogtienao)

5. Olymp Trade ra mắt cơ chế giao dịch Stock Price Trades

Olymp Trade đã có mặt trên thị trường giao dịch trực tuyến hơn 6 năm. Đây là một nhà môi giới nổi tiếng, họ đã nhận được sự tin tưởng của hàng triệu nhà giao dịch trên toàn thế giới. Olymp Trade cam kết cung cấp dịch vụ minh bạch, đáng tin cậy và chú ý đến các yêu cầu của khách hàng.

Stock Price Trades là cơ chế giao dịch mới của Olymp Trade. Chúng được tạo ra để đáp ứng mong muốn, nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Cơ chế mới này cung cấp cho các nhà giao dịch sự lựa chọn trong số hơn 60 cổ phiếu để giao dịch. Trong số đó, họ có thể tìm thấy các tập đoàn lớn nổi tiếng trên thế giới cũng như các công ty đại chúng đại diện cho các lĩnh vực thị trường rất cụ thể.

Trong tương lai, Stock Price Trades sẽ là một cơ chế giao dịch chính cho những ai muốn đầu tư dài hạn một cách thoải mái. Đồng thời, nó cũng có thể bổ sung các cơ chế khác do Olymp Trade cung cấp và đóng vai trò như một yếu tố giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư.

6. NFT sẽ giúp Việt Nam trở thành “thủ phủ” của game thế hệ mới toàn cầu

Ứng dụng NFT vào game giúp các sản phẩm của Việt Nam có thể vươn ra toàn cầu, đưa Việt Nam trở thành “thủ phủ” của game thế hệ mới.

Nhận định được đưa ra bởi các chuyên gia về blockchain và game tại triển lãm NFT+ GameFi tổ chức trực tuyến hôm 14/8. Theo bà Lyn Hoàng, Giám đốc quốc gia Binance Việt Nam, ngành công nghiệp game là ngành mới nhất bị “phá vỡ” bởi công nghệ blockchain. Lấy ví dụ với Axie Infinity, bà Lyn Hoàng cho rằng game kết hợp blockchain này của Việt Nam đã trở thành một hiện tượng công nghệ toàn cầu, thu hút hàng trăm nghìn game thủ từ khắp nơi trên thế giới. Có thời điểm, giá trị vốn hóa đồng AXS của game này đã đạt hàng tỷ USD.

Từ thực tế trong nước, các chuyên gia cho rằng, đang có cơ hội lớn cho Việt Nam trở thành thủ phủ của game thế hệ mới. Kết luận này đến từ nhiều yếu tố, gồm tiềm năng của các nhà phát triển, cũng như số lượng người chơi trong nước.

NFT sẽ giúp Việt Nam trở thành “thủ phủ” của game thế hệ mới. (Nguồn: Vnexpress)

7. “Kỳ lân” mới xuất hiện, Bitpanda huy động được 263 triệu USD

Nhà môi giới tiền điện tử Bitpanda (Áo) đã kết thúc vòng gọi vốn tư nhân do quỹ đầu tư mạo hiểm Valar Ventures của tỷ phú Peter Thiel dẫn đầu, theo CNBC.

Bitpanda huy động thành công khoản tiền lên tới 263 triệu USD. Tổ chức cũng thu hút các khoản đầu tư mới từ công ty quản lý quỹ phòng hộ của tỷ phú người Anh Alan Howard and REDO Ventures. Những điều ấy đã giúp Bitpanda hiện được định giá 4,1 tỷ USD. Con số này cao gấp 3 lần mức định giá 1,2 tỷ USD gần đây nhất của công ty vào tháng 3 năm nay – thời điểm mà nó nhận tài trợ 170 triệu USD.

Tính đến nay, Bitpanda đã huy động được gần 500 triệu USD thông qua các vòng tài trợ khác nhau, trong đó quỹ Valar Ventures tham gia hỗ trợ 3 lần cùng với các nhà đầu tư cũ như LeadBlock Partners và Jump Capital. Kể từ năm 2014, các dịch vụ của công ty đã tập trung vào môi giới tiền điện tử và kim loại quý. Nền tảng hiện đang thử nghiệm một dịch vụ giao dịch chứng khoán, dự kiến sẽ hoạt động 24/7.

8. Krystal huy động được 6,6 triệu USD để xây dựng nền tảng DeFi đa chuỗi

Krystal, một nền tảng tiền điện tử cấp quyền truy cập vào các ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi), vừa huy động được 6,6 triệu USD trong vòng tài trợ hạt giống.

Vòng tài trợ này được dẫn đầu bởi công ty đầu tư mạo hiểm Hashed, cùng với sự hỗ trợ từ Crypto.com, Signum Capital, BlockTower, HyperChain, Arrington Capital, LD Capital, DeFi Alliance, ArkStream Capital, Coin98 Ventures…

Krystal được sáng lập tại Kyber Network, được định hướng phát triển thành nền tảng 1 điểm đến (one-stop shop) giúp người dùng tương tác với các giao thức DeFi khác nhau trên nhiều blockchain. Bằng cách hợp nhất các dịch vụ DeFi tốt nhất trên giao diện đơn giản, Krystal giúp người dùng tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức.

9. Doanh thu khai thác Bitcoin tăng 35 triệu USD mỗi ngày kể từ sau sự cố Trung Quốc

Theo một báo cáo vào ngày 17/8 từ Arcane Research, doanh thu khai thác Bitcoin hàng ngày tăng 10%, tương đương 4,3 triệu USD so với tuần trước. Phí giao dịch được tạo ra tăng 22%, tương đương 118.000 USD mỗi ngày.

Đây là một xu hướng tích cực hơn kể từ khi Trung Quốc đàn áp khai thác, doanh thu của thợ đào chạm đáy trong năm ở mức 13 triệu USD vào ngày 27/6. Trong ngày 17/8, con số này đã đạt mức 48 triệu USD, chênh lệch 35 triệu USD so với đáy.

Doanh thu khai thác Bitcoin tăng 35 triệu USD mỗi ngày kể từ sau sự cố Trung Quốc. (Nguồn: Coin68)

10. Cổ phiếu MicroStrategy và các công ty khai thác Bitcoin phục hồi khi BTC tăng trưởng

Công ty phần mềm MicroStrategy (MSTR) đã trở nên nổi tiếng trong lĩnh vực tiền mã hóa nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Bitcoin. Cùng với việc lan tỏa công nghệ blockchain và những tiện ích của tiền điện tử, MicroStrategy đã tích lũy danh mục đầu tư Bitcoin vượt quá 105.000 BTC trong kho bạc của mình như một cách để phòng ngừa lạm phát.

Do đó, giá cổ phiếu của MicroStrategy đã phần nào trở nên tương quan với hiệu suất giá của BTC. Giá trị MSTR được coi là có tỉ lệ thuận với giá Bitcoin. Giá MSTR đạt mức thấp 474 USD vào ngày 20/7, cùng ngày với mức thấp của Bitcoin. Cho đến thời điểm hiện tại, nó đã tăng 65% để giao dịch ở mức 781 USD.

Tổng hợp bởi Vconomics.


Tải Vconomics ngay để nhận MICS miễn phí !

Gia nhập ngay cộng đồng Vconomics để nhận thêm MICS miễn phí

TelegramFacebookYoutubeRedditMedium

Website: https://vconomics.vn

Email: [email protected]

VCONOMICS – NỀN KINH TẾ SỐ PHI TẬP TRUNG

Previous ArticleNext Article