Tiền điện tử ngày càng được áp dụng trong mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Những thông tin chi tiết sẽ được đề cập trong bản tin tổng hợp Vconomics ngày 17/08/2021. Bên cạnh đó, bài viết còn cập nhật nhanh nhất các thông tin về blockchain, NFT, DeFi… Mời các bạn cùng đón đọc!
1. Microsoft sử dụng Blockchain Ethereum để chống vi phạm bản quyền
Gần đây, Microsoft cho biết họ đã hợp tác với các nhà nghiên cứu từ Alibaba và Đại học Carnegie Mellon để phát triển một hệ thống chống vi phạm bản quyền dựa trên công nghệ Blockchain. Được biết hệ thống được xây dựng dựa trên Blockchain của Ethereum, đồng altcoin số 1 hiện nay.
Microsoft hy vọng rằng, tính an toàn, không thể phá vỡ của công nghệ chuỗi khối sẽ giúp hệ thống chống vi phạm bản quyền hiệu quả. “Với tính bảo mật và tính thực tiễn của Blockchain, chúng tôi hy vọng các chiến dịch chống vi phạm bản quyền trong thế giới thực sẽ thực sự hiệu quả bằng cách ứng dụng công nghệ Blockchain” – Người đại diện Microsoft cho biết.
Microsoft không phải là công ty duy nhất sử dụng Blockchain để chống vi phạm bản quyền. Trước đây đã có Tech Mahindra, một công ty CNTT của tập đoàn Mahindra Group Ấn Độ, đã sử dụng Blockchain để bảo vệ tài sản trí tuệ trong ngành truyền thông và giải trí.
2. Giới đầu tư tiền điện tử Singapore thích ETH hơn BTC
Sàn Gemini, nền tảng tài chính Seedly và CoinMarketCap vừa thực hiện một cuộc khảo sát trên 4000 người trường thành tại Sigapore.
Theo đó:
- 78% người được khảo sát sở hữu Ethereum, 69% sở hữu Bitcoin và Cardano đứng thứ ba với 40%.
- 2/3 số holder đã tăng lượng tài sản nắm giữ trong thời gian xảy ra đại dịch.
- Trong số những người chưa đầu tư vào tiền điện tử, hơn 2/3 cho biết họ thiếu kiến thức. Sự biến động của thị trường cũng đóng góp một phần vào quyết định của họ.
- 34% số người chưa sở hữu tiền điện tử cho biết họ có kế hoạch tham gia vào thị trường trong vòng 12 tháng tới
- Đối với những người được khảo sát, điều thú vị nhất của tiền điện tử là tài chính phi tập trung, tiếp theo là hàng rào trước sự lạm phát và sau đó là NFT.
- Khoảng 80% holder ở Singapore là nam giới và dưới 34 tuổi.
- Holder nữ giới có thu nhập trung bình cao hơn so với nam giới.
- 1/5 số người ở độ tuổi 18-24 cho biết hơn một nửa khoản đầu tư của họ là vào tiền điện tử.
Hiện Singapore đang nổi lên như một trung tâm tiền điện tử của châu Á. Điều này một phần là do các quy định thuận lợi của chính phủ nước này đối với lĩnh vực crypto.
3. Bank of America nhận định Coinbase hoàn toàn có khả năng trở thành “Amazon của tiền mã hóa”
Bank of America đã bắt đầu đưa tin về Coinbase Global. Ngân hàng đã xác định một số yếu tố có thể thúc đẩy doanh thu của Coinbase.
Vào ngày 13/8, Bank of America đã bắt tay thực hiện nghiên cứu về Coinbase Global Inc, đặc biệt là cổ phiếu COIN của sàn giao dịch được niêm yết trên sàn chứng khoán trong tháng 4. Jason Kupferberg, nhà phân tích nghiên cứu cổ phiếu cấp cao tại Bank of America Merrill Lynch, vừa xếp hạng COIN ở mức trung lập và mục tiêu giá là 273 USD.
Jason Kupferberg coi Coinbase là nhà cung cấp cơ sở hạ tầng tiền mã hóa hàng đầu. Tuy nhiên ông cũng cảnh báo rằng cổ phiếu COIN có thể bị hạn chế tăng giá trong ngắn hạn.
Giám đốc điều hành của Coinbase – Brian Armstrong – đã khẳng định quan điểm của công ty rằng: “Coinbase muốn trở thành Amazon của các tài sản, đặc biệt là về lĩnh vực tiền mã hóa”.
4. Công dân Vương quốc Anh rất quan tâm đến các khoản vay bằng tiền mã hóa
Các công dân Anh gần đây đã thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng đối với tiền mã hóa như Bitcoin và Ethereum. Nhiều người coi ngành này là một giải pháp thay thế khả thi cho ngân hàng truyền thống.
Theo một cuộc khảo sát gần đây được tài trợ bởi sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số Coinbase, một phần đáng kể những người được hỏi (41%) chỉ ra rằng, đầu tư dài hạn và lợi nhuận ổn định là động lực chính để họ đầu tư vào tiền mã hóa. Trong khi đó, gần như nhiều người (39%) nói rằng tiền ảo có khả năng để chuyển tiền xuyên biên giới với chi phí rẻ hơn, tốc độ nhanh hơn. Bên cạnh đó, hơn một nửa số người được hỏi (51%) cho biết họ sẽ quan tâm đến việc sử dụng tiền mã hóa làm tài sản bảo đảm để vay.
Theo Marcus Hughes, giám đốc điều hành tại bộ phận Châu Âu của Coinbase, những phát hiện này cho thấy sự thay đổi đáng kể trong thái độ của người tiêu dùng Anh đối với tiền mã hóa. Ông Hughes cho biết: “Tương lai của tiền mã hóa được liên kết trực tiếp với tiện ích của chúng. Do đó, chúng tôi rất hứng thú với những phát hiện thông qua cuộc khảo sát này”.
5. Binance hợp tác Alchemy Pay để hỗ trợ thanh toán Bitcoin trên Shopify
Mới đây, Binance đã thông báo về mối quan hệ đối tác với nền tảng thanh toán tiền mã hoá Alchemy Pay. Điều này cho phép người dùng thanh toán tiền mã hoá P2P (Peer-to-Peer) tại hơn 2 triệu cửa hàng trên toàn cầu thông qua ứng dụng thanh toán Binance Pay.
Sự tích hợp mới này sẽ cho phép người dùng và người bán có thể thanh toán bằng 40 loại tiền mã hoá như Bitcoin (BTC) và Ether (ETH) tại 18 quốc gia mà Alchemy Pay đang hoạt động.
Theo đó, người dùng của Binance Pay có thể thanh toán thông qua các đối tác của Alchemy Pay. Trong đó bao gồm “gã khổng lồ” thương mại điện tử Shopify, công ty công nghệ phần mềm Arcadier, đơn vị cung cấp thanh toán di động QFPay và một số bên khác.
6. Các cửa hàng Quiznos Sandwich sẽ bổ sung hình thức thanh toán bằng Bitcoin
Quiznos, một chuỗi nhà hàng quốc tế chuyên về bánh mì, đang chuẩn bị chấp nhận thanh toán bằng bitcoin tại các địa điểm được chọn ở Denver.
Khách hàng của Quiznos ở khu vực Denver sẽ sớm có thể thanh toán bằng tiền mã hóa. Chuỗi thực phẩm đã thông báo rằng, họ sẽ phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ thanh toán Bakkt. Quiznos sẽ bắt đầu chấp nhận thanh toán tài sản kỹ thuật số vào tháng 8.
Chương trình thử nghiệm thanh toán bằng bitcoin sẽ được triển khai ở Denver, Colorado và đi kèm với các ưu đãi cho việc dùng thử hệ thống thanh toán. Bất kỳ khách hàng nào sử dụng ứng dụng Bakkt để mua hàng tại Quiznos sẽ nhận được 15 USD cảm ơn dưới dạng bitcoin. Nền tảng này cũng cho phép mua thẻ quà tặng. Bên cạnh đó, ứng dụng Bakkt cũng tích hợp thêm phần thưởng khách hàng thân thiết – điều mà người mua hàng nào cũng mong đợi.
7. Giá SOL lập đỉnh mới khi hệ sinh thái Solana được quan tâm
SOL đã giao dịch tăng hơn 20% trong 24 giờ qua, đạt mức cao nhất tại 74 USD ở thời điểm viết bài. SOL hiện là đồng tiền số có mức tăng mạnh nhất trong top 10 cùng với các đồng tiền điện tử khác là DOGE, ADA, XRP – những đồng này đều có mức tăng trên 40% so với 7 ngày qua, riêng SOL là trên 80%.
Nhiều nhà phân tích cho biết hệ sinh thái Solana đang nhận được sự quan tâm lớn từ phía các nhà đầu tư tổ chức, nhiều tổ chức đang muốn rót tiền các dự án được xây dựng trên Solana. Đây là lý do khiến giá SOL tăng vọt trong những ngày qua.
8. Cựu CTO Ripple tiếp tục “xả” thêm XRP
Trong ba tuần qua, cựu CTO của Ripple, Jed McCaleb, đã bán được 91.2 triệu XRP (116.897.636 USD). Ở thời điểm hiện tại, McCaleb còn giữ hơn 642 triệu XRP trong ví “tacostand” của mình, tương đương 815 triệu USD.
Hôm 1/8, vị cựu CTO này đã nhận được 182 triệu XRP từ Ripple theo thỏa thuận từ trước. Trang web Jed.tequ.dev đã phân tích thời gian bán hết XRP của McCaleb và đưa ra giả định rằng: “Với tốc độ bán ra XRP hiện tại, McCaleb có thể sẽ mất hơn 9 tháng hoặc 298 ngày để bán hết số XRP còn lại”.
Hiện tại, tổng cộng số XRP còn lại của McCaleb bao gồm các ví khác và ví tacostand là khoảng hơn 821 triệu XRP. Theo dữ liệu XRPscan cho thấy McCaleb đang di chuyển XRP từ các ví khác sang ví tacostand. Vào tháng 8, ông đã chuyển 23,6 triệu XRP từ ví của mình. Trong 3 tuần qua, ông đã bán được 91.2 triệu XRP, tương đương 116 triệu USD.
9. Tiktok hợp tác với nền tảng chia sẻ nhạc trực tuyến dựa trên tiền mã hóa
Giao thức chia sẻ nhạc dựa trên tiền mã hóa Audius đã trở thành một trong những nền tảng phát trực tuyến đầu tiên hợp tác với TikTok.
Trong một thông báo vào thứ Hai vừa qua (16/7/2021), Audius cho biết họ đã hợp tác với TikTok để tạo ra một tính năng mới có tên là TikTok Sounds. Người đồng sáng lập Audius kiêm giám đốc sản phẩm Forrest Browning khi trả lời phỏng vấn Rolling Stones cho biết rằng, việc tích hợp này sẽ cho phép người dùng xuất các bài hát được tạo bằng giao thức này sang TikTok chỉ bằng một cú nhấp chuột.
Được biết, Audius là giao thức chia sẻ nhạc trực tuyến đầu tiên tuyên bố tận dụng công nghệ blockchain để thưởng cho những người sáng tạo nội dung cũng như tăng tính minh bạch trong các khoản thanh toán cho các nghệ sĩ. Tuy nhiên, việc tích hợp với TikTok lần này dường như tập trung vào âm nhạc hơn.
Việc tích hợp phần này được coi là một động thái “gây kinh ngạc” của TikTok khi mà trước đó, ứng dụng này đã từng quyết định cấm nội dung quảng cáo dựa trên tiền mã hóa cũng như ngăn chặn “quảng cáo tất cả các dịch vụ và sản phẩm tài chính” vào tháng 7.
10. Alibaba ra mắt thị trường NFT để giao dịch bản quyền
Mới đây, công ty thương mại điện tử đa quốc gia của Trung Quốc – Alibaba Group Holding – đã ra mắt một thị trường NFT rất độc đáo và thú vị. Theo đó, nền tảng này cho phép chủ sở hữu thương hiệu bán phiên bản mã hoá của giấy phép bản quyền – điều đại diện cho chất xám của họ.
Thị trường NFT mới này có tên gọi là “Bản quyền kỹ thuật số Blockchain và Giao dịch tài sản”. Chúng có thể được truy cập thông qua nền tảng Đấu giá của Alibaba. Các NFT được khởi chạy thông qua nền tảng này sẽ phát hành trên “Blockchain bản quyền mới” – một nền tảng công nghệ sổ cái phân tán do “Ủy ban Bản quyền hiệp hội Blockchain Tứ Xuyên” vận hành.
Theo tin tức từ tờ Nhật báo Nhân dân Trung Hoa (SCMP), thị trường NFT mới này của Alibaba hy vọng sẽ nhắm mục tiêu đến các nhà văn, nhạc sĩ, nghệ sĩ và cả những nhà phát triển game.
Tổng hợp bởi Vconomics.
Tải Vconomics ngay để nhận MICS miễn phí !
Gia nhập ngay cộng đồng Vconomics để nhận thêm MICS miễn phí
Telegram – Facebook – Youtube – Reddit – Medium
Website: https://vconomics.vn
Email: [email protected]
VCONOMICS – NỀN KINH TẾ SỐ PHI TẬP TRUNG