Kinh tế số, Tin tức, Tin tức DeFi, Tin tức NFT

Bản tin ngày 10/12/2021: Microsoft đầu tư vào NFT

“Microsoft đầu tư vào NFT, dẫn đầu vòng huy động 27 triệu USD của Palm NFT Studio, Metaverse và GameFi sẽ trở thành chiến trường mới cho Blockchains…” cùng những tin tức mới nhất khác sẽ có trong bản tin Vconomics ngày 10/12/2021. Cùng theo dõi nhé!

1. Microsoft đầu tư vào NFT, dẫn đầu vòng huy động 27 triệu USD của Palm NFT Studio

Hôm nay 10/12, công ty khởi nghiệp tiền điện tử Palm NFT Studio thông báo rằng họ đã huy động được 27 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B do quỹ đầu tư mạo hiểm M12 của Microsoft Corp dẫn đầu, cùng với sự tham gia của công ty liên doanh Griffin Gaming Partners. Tham gia đầu tư cùng với Microsoft còn có các tổ chức khác như Third Kind Venture Capital, RRE, NFT Sfermion và The LAO cũng góp vốn vào Palm NFT Studio.

Palm NFT Studio, là một công ty hoạt động chuyên sâu về NFT, cung cấp dịch vụ cho các nghệ sĩ có nhu cầu mua bán các tác phẩm trên thị trường NFT.

Giám đốc điều hành của Palm NFT Studio, Dan Heyman, nói với Reuters rằng công ty dự định sử dụng nguồn vốn mới để mở rộng nền tảng của mình bằng cách đầu tư vào nghiên cứu công nghệ mới và thuê nhân tài.

2. Metaverse và GameFi sẽ trở thành chiến trường mới cho Blockchains

Gần đây, thuật ngữ metaverse đã bùng nổ trở lại khi Facebook thông báo ý định đổi tên thành Meta, nơi họ xây dựng nền tảng xã hội thực tế ảo cho người dùng của mình.

Đã có rất nhiều quỹ đổ tiền vào lĩnh vực này khi tiền điện tử kỹ thuật số ghép nối các blockchain metaverse với nhau. GameFi và Play-to-earn chiếm vị trí đứng đầu với gần 13% tổng số khoản đầu tư. Dòng tiền chuyển từ DeFi sang NFT và bây giờ là GameFi, với số liệu khổng lồ liên tục được báo cáo.

Metaverse và GameFi sẽ trở thành chiến trường mới cho Blockchains

Ví dụ, vào ngày 6/8, Axie Infinity đã tạo ra doanh thu 17 triệu USD, vượt qua cả Honor of Kings, một trong những trò chơi di động hàng đầu do Tencent phát hành.

Một trong những lý do Facebook đổi tên thành Meta là họ vẫn muốn quản lý nền tảng mạng xã hội như trước đây. Điều này chỉ làm tăng thêm sự chán ghét của người dùng đối với những tập đoàn tìm cách duy trì quyền lực cho chính họ thay vì chia sẻ. Trong khi đó, các dự án tiền điện tử metaverse phi tập trung đang cho phép người dùng quyết định số phận của nền tảng bằng cách sử dụng một hệ thống quản trị phi tập trung.

3. Thống đốc Florida đề xuất cho các doanh nghiệp trả lệ phí chính phủ bằng crypto

Thống đốc Ron DeSantis của Florida đã tiết lộ một đề xuất cho phép các doanh nghiệp trả lệ phí chính phủ bằng tiền điện tử. Đây là một luật trong các điều luật thân thiện với tiền điện tử mà tiểu bang đang xem xét, bổ sung vào danh sách các hành động hỗ trợ thị trường tài sản kỹ thuật số.

Tuyên bố của DeSantis được đưa ra sau khi thị trưởng của Florida là Francis Suarez liên tục quảng bá về những lợi ích của công nghệ này trong suốt cả năm qua.

Trong số các ý tưởng mà DeSantis đưa ra có thử nghiệm sử dụng blockchain cho các khoản thanh toán Medicaid – chương trình hỗ trợ bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cho người có thu nhập thấp của chính phủ Hoa Kỳ).

Florida thậm chí đã trở thành một trong những “thành phố tiền điện tử” đầu tiên với MiamiCoin hỗ trợ tăng trưởng và phát triển kinh tế của thành phố. MiamiCoin đã huy động được 1 triệu USD chỉ trong một tuần và Florida được hưởng lợi 30% từ doanh thu. Florida thậm chí còn tiến xa hơn trong việc hỗ trợ bằng cách giải ngân 21 triệu USD tiền điện tử cho các công dân.

4. Số dư Bitcoin trên các sàn giao dịch đạt mức thấp nhất trong 3 năm

Hôm nay, tổng số Bitcoin trên các sàn giao dịch đã chạm mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua vào ngày hôm nay, với 2.408.237 BTC hiện được trữ trên tất cả các sàn giao dịch.

Khi nhìn vào khối lượng chuyển khoản ròng hàng ngày trên các sàn giao dịch, có thể thấy đợt bán tháo và thanh lý các vị thế trên thị trường phái sinh mới đây khác biệt như thế nào so với đợt diễn ra hồi tháng 4 và tháng 5. Trong đợt bán tháo tháng 5, trung bình 5.149 BTC được gửi lên sàn mỗi ngày trong thời gian cao điểm của đợt bán tháo. So với đợt điều chỉnh hiện tại, trung bình mỗi ngày có 1.178 BTC được rút ra khỏi các sàn giao dịch trong tháng trước.

Số dư Bitcoin trên các sàn giao dịch đạt mức thấp nhất trong 3 năm.

Những số liệu trên cho thấy có vẻ như đợt điều chỉnh hiện tại là một đợt điều chỉnh lành mạnh, một điều tất yếu trong một thị trường tăng giá. Hiện tại, thị trường vẫn đang trong giai đoạn điều chỉnh với giá Bitcoin giảm khoảng 3% trong 24 giờ qua và đang giao dịch quanh mức 48.000 USD. Các altcoin hàng đầu khác cũng đang trong trạng thái tương tự.

5. MicroStrategy tiếp tục chi 82,4 triệu USD để mua thêm Bitcoin

Theo đơn đệ trình “Form 8-K” lên Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC), MicroStrategy nói đã tích lũy thêm được 1.434 bitcoin, giao dịch mua bitcoin của công ty diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 29/11 đến ngày 8/12.

Vào cuối tháng 11, MicroStrategy cũng đã mua thêm 7.002 BTC với giá khoảng 414,4 triệu USD. Tính đến thời điểm hiện tại, MicroStrategy đã bỏ ra 3,66 tỷ USD để mua bitcoin và tổng số bitcoin mà công ty này đang nắm giữ là 122.478 bitcoin. Theo tỷ giá hiện tại, chúng đang có giá hơn 6 tỷ USD.

Mặc dù là một công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ phần mềm nhưng MicroStrategy được biết đến nhiều hơn với biệt danh “công ty nắm giữ bitcoin nhiều nhất thế giới”.

MicroStrategy lần đầu tiên công bố quyết định mua bitcoin vào tháng 8 năm 2020 và kể từ đó cho đến nay họ chưa bán bất kỳ đồng bitcoin nào. Giám đốc điều hành của MicroStrategy, ông Michael Saylor, cũng là một tay chơi bitcoin có tiếng trên thế giới. Tháng 10 năm 2020, Saylor đã từng tuyên bố rằng: “Tôi đang có 17,732 bitcoin”. Hiện tại không rõ Saylor còn giữ bao nhiêu BTC trong số này.

6. Trader nổi tiếng Tim Sykes kỳ vọng bong bóng Bitcoin sẽ nổ vào năm 2022

Nhà giao dịch cổ phiếu nổi tiếng Timothy Sykes mới đây tiết lộ: “Tôi chưa bán BẤT CỨ GÌ trong 2 năm nay vì rất rủi ro khi trở thành người bán khống trong bong bóng DIA, SPY, BTC, ETH này… Nhưng tôi có thể sẽ bán bớt vào năm 2022 khi bong bóng này nổ!”

Tim lo lắng rằng hầu hết các nhà giao dịch sẽ chỉ được nghe những điều tích cực mà không dành thời gian để nghiên cứu đầy đủ. Cuối tháng 10, chuyên gia này đã thu hút sự chú ý khi lên tiếng về báo cáo quý 3 của Robinhood. Theo ông, Robinhood hoạt động kém hiệu quả là một dấu hiệu cho việc Bitcoin sắp giảm giá nhưng những nhà quảng cáo tiền điện tử đã bỏ qua điều đó.

Trader nổi tiếng Tim Sykes kỳ vọng bong bóng Bitcoin sẽ nổ vào năm 2022.

Vào cuối tháng 11, Tim cũng cảnh báo rằng Bitcoin sẽ sụp đổ và thực sự điều đó đã diễn ra vào tuần trước. Theo ông, “Bất cứ thứ gì đi theo đường parabol, đặc biệt là trong thời điểm thanh khoản quá mức, cuối cùng đều đi xuống.”

Ông nói rằng mặc dù Bitcoin và các loại tiền điện tử khác đã tăng trưởng mạnh từ năm ngoái đến bây giờ không có nghĩa rằng rằng thị trường này không thể sụp đổ.

7. Polygon chi 400 triệu USD mua lại công ty khởi nghiệp Mir Protocol

Polygon (trước đây là Matic Network) đã thực hiện một thương vụ mua lại công ty khởi nghiệp Mir Protocol với giá 400 triệu USD.

Mir Protocol là một công ty khởi nghiệp mở rộng quy mô Ethereum sử dụng công nghệ ZK-Proof. ZK-proof là một công cụ mật mã có thể được sử dụng để tạo ZK-rollups. ZK-rollups cho phép các giao dịch được xử lý nhưng không yêu cầu tất cả dữ liệu giao dịch phải được đăng trên Ethereum.

Điều này giúp giảm không gian khối được sử dụng trên Ethereum, qua đó cho phép nó mở rộng quy mô và giảm phí gas.

Polygon cho biết Mir Protocol đang sở hữu công nghệ ZK-Proof nhanh nhất, có nghĩa là nó có thể tạo bằng chứng nhanh hơn và xác minh nhiều giao dịch hơn trong một bằng chứng duy nhất. Đội ngũ phát triển Mir Protocol đã đầu tư rất nhiều thời gian để thiết kế và tối ưu hóa công nghệ ZK-Proof của họ có là Plonky2. “Plonky2 có thể tạo ra các bằng chứng đệ quy trong 170 mili giây đáng kinh ngạc trên laptop. Quan trọng nhất, Plonky2 rất hữu ích để sử dụng trên Ethereum, với các bằng chứng 45kb ở chế độ tối ưu hóa size”, nhà đồng sáng lập Polygon, Mihailo Bjelic, cho biết.

8. Kickstarter sử dụng công nghệ của Celo để xây dựng giao thức

Trong công bố hôm nay (9/12), Kickstarter cho biết sẽ xây dựng một giao thức phi tập trung để huy động vốn từ cộng đồng và sẽ sử dụng blockchain Celo làm nền tảng công nghệ. Theo Bloomberg, Kickstarter đang xây dựng một nền tảng gọi vốn mới dựa trên blockchain Celo, tổ chức này có kế hoạch chuyển trang web của mình sang dạng giao thức vào năm 2022.

“Chúng tôi đang bước vào một thời điểm quan trọng cho các mô hình quản trị thay thế và chúng tôi nghĩ rằng có một cơ hội quan trọng để thúc đẩy những nỗ lực này bằng cách sử dụng blockchain. Phòng thí nghiệm này sẽ được dẫn dắt bởi Camille Canon, đồng sáng lập và gần đây nhất là giám đốc điều hành của Purpose Foundation (Mỹ) , một tổ chức tập trung vào việc phát triển và mở rộng các mô hình quản trị và sở hữu thay thế”, đồng sáng lập Perry Chen nói.

Kickstarter sử dụng công nghệ của Celo để xây dựng giao thức.

Chen tiếp tục cho biết: “Chúng tôi đã chọn Celo, vì đây là nền tảng blockchain tốt nhất để xây dựng giao thức. Chúng tôi lấy cảm hứng từ cách tiếp cận chu đáo của hệ sinh thái Celo để xây dựng công nghệ mà mọi người muốn thấy trên thế giới”

9. Solana tiếp tục bị tấn công DdoS

Hiệu suất blockchain của Solana đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi một cuộc tấn công DDoS vào ngày hôm qua, 9/12. Sự cố này đã khiến khối lượng giao dịch xử lý từ mức 2000 giao dịch/s có lúc giảm về chỉ còn 500 giao dịch/s.

Nguyên nhân của sự cố vẫn chưa được xác định cụ thể, nhưng đã có nhiều giả thuyết được đưa ra. Blockasset, dự án tổ chức IDO trên Raydium vào ngày 09/12, tuyên bố: “Chúng tôi được biết quá trình phân bổ token đang mất rất nhiều thời gian. Mạng Solana đang bị tấn công DDoS và trở nên quá tải dẫn đến trì hoãn. Xin thông cảm, chúng tôi sẽ phân bổ token ngay khi có thể.”

Công ty cơ sở hạ tầng tập trung vào Solana, GenesysGo cũng đã báo cáo về vấn đề này, nói rằng mạng validator đang gặp vấn đề với việc xử lý các yêu cầu giao dịch, nhưng kêu gọi cộng đồng bình tĩnh vì các giao dịch sẽ không biến mất vì đây là nền tảng blockchain.

10. Hãng game Ubisoft công bố tính năng vật phẩm NFT trên Tezos (XTZ)

Vào tối ngày 07/12, Ubisoft, hãng game đứng sau những thương hiệu đình đám như Asssassin’s Creed, Far Cry, For Hornor,… cho biết sẽ triển khai tính năng NFT trong trò chơi Ghost Recon: Breakpoint – phần mới nhất trong chuỗi game Tom Clancy’s.

Theo đó, nhà làm game đã xây dựng một nền tảng mới có tên Ubisoft Quartz, cho phép người chơi mua Digit – tên gọi các vật phẩm, vũ khí, phương tiện và phụ kiện nhân vật trong game Ghost Recon: Breakpoint. Ubisoft tuyên bố tất cả Digit đều là NFT, đồng nghĩa mọi vật phẩm đều là độc nhất, có thể theo dõi lịch sử giao dịch trên blockchain và vẫn có thể được sử dụng trong trò chơi theo đúng tính năng của nó.

Hãng game Ubisoft công bố tính năng vật phẩm NFT trên Tezos (XTZ)

Ông Nicolas Pouard, Phó Chủ tịch Phòng Phát triển Chiến lược của Ubisoft, phát biểu: “Chúng tôi thấy rằng tính phi tập trung của blockchain có thể biến game thủ thành những người sở hữu thật sự của trò chơi, gia tăng tính lâu dài cho ngành game khi người chơi sẽ nhận lại những giá trị mà họ đã tạo ra thông qua số thời gian đã dành ra để chơi game, những vật phẩm mà họ đã mua hay nội dung mà họ sáng tạo.”

Tổng hợp bởi Vconomics.

Tải Vconomics ngay để nhận MICS miễn phí !

Gia nhập ngay cộng đồng Vconomics để nhận thêm MICS miễn phí

TelegramFacebookYoutubeRedditMediumTwitter

Website: https://vconomics.io

Email: [email protected]

VCONOMICS – NỀN KINH TẾ SỐ PHI TẬP TRUNG

Previous ArticleNext Article

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *