1. Tiền điện tử là gì?
Là một loại tiền tệ kỹ thuật số, tiền điện tử (hay còn gọi là tiền số, tiền mã hóa) được thiết kế với mục đích làm phương tiện trao đổi thay thế cho tiền pháp định. Tiền điện tử sử dụng thuật toán để bảo mật và xác nhận các giao dịch cũng như kiểm soát việc thành lập các đơn vị mới trong một mạng lưới tiền điện tử nhất định. Về cơ bản, tiền điện tử là một dạng cơ sở dữ liệu giới hạn đầu vào, không ai có thể thay đổi nếu không đáp ứng đủ một số điều kiện xác định sẵn.
2. Lịch sử ra đời tiền số
Tất cả các hệ thống đương thời đều áp dụng cách tiếp cận “Bên thứ ba tin cậy”, tức là tồn tại các công ty đứng đằng sau hệ thống để xác nhận và xúc tiến các giao dịch. Đây là một kỹ thuật lừa đảo bằng cách thực hiện hai giao dịch để chi tiêu cùng số dư của một tài khoản. Giải pháp truyền thống là dựa vào “bên thứ ba” – một máy chủ trung tâm – lưu giữ thông tin số dư và chi tiết giao dịch. Mọi thứ đều được vận hành qua Blockchain – một sổ cái công cộng ghi chép mọi giao dịch trong một mạng lưới mà bất cứ thành phần tham gia nào cũng có thể tiếp cận.
Mọi giao dịch đều có dạng một tệp tin có chứa key công khai của người gửi và người nhận và số lượng coin được dịch chuyển. Các giao dịch cũng cần được xác nhận bởi người gửi bằng một “mã khóa cá nhân” – private key. Cuối cùng, giao dịch sẽ được đưa lên mạng lưới nhưng vẫn cần được xác nhận. Trong mạng lưới tiền điện tử, chỉ có những thợ đào mới có thể xác nhận các giao dịch bằng cách giải các bài toán được mã hóa.
Họ sẽ nhận các giao dịch, đánh dấu hợp lệ và phát tán ra toàn mạng lưới. Một khi giao dịch đã được xác nhận thì sẽ không thể xóa và đảo ngược quy trình. Thợ đào sẽ nhận được phần thưởng cộng với phí giao dịch. Về cơ bản, mạng lưới tiền điện tử dựa vào sự đồng thuận tuyệt đối của tất cả các thành phần trong không gian để xác nhận tính hợp lệ của số dư và giao dịch.
3. Chúng ta có thể làm gì với tiền điện tử?
3.1. Mua hàng hóa
Trong quá khứ, việc tìm thấy được một cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng tiền mã hóa cực kỳ khó và hầu như là không khả thi. Hiện nay, đã có rất nhiều cửa hàng trên thế giới – cả trực tuyến hay offline – chấp nhận Bitcoin (BTC) là hình thức thanh toán hợp lệ. Bitcoin có thể được dùng để thanh toán phòng khách sạn, đặt vé máy bay, mua trang sức, mua ứng dụng, thiết bị máy tính và thậm chí là bằng đại học.
3.2. Công cụ đầu tư
Nhiều người tin rằng tiền số là một trong những cơ hội đầu tư “hot” nhất hiện nay. Bitcoin là một trong những đồng tiền kỹ thuật số được công nhận nhiều nhất cho tới hiện tại. Vào tháng 12 năm 2017, giá của một BTC cũng đã chạm mốc 20.000 USD. Đồng tiền số có giá trị đứng thứ 2 trên thị trường, Ethereum, được ghi nhận là một trong những loại tiền tệ có tốc độ phát triển nhanh nhất từ trước tới nay. Khi kết hợp toàn bộ tiền điện tử, vốn hóa thị trường đã tăng vọt hơn 10.000 % kể từ giữa năm 2013.
Tuy vậy, cũng cần phải lưu ý tiền số là một khoản đầu tư với rủi ro rất cao. Giá trị thị trường của tiền điện tử dao động không giống như bất kỳ loại tài sản nào khác. Nếu bạn quyết định chọn tiền điện tử là công cụ đầu tư, Bitcoin hiện tại vẫn là một trong những sự lựa chọn hàng đầu. Một khi đã mua được tiền điện tử, bạn cần phải tìm cách lưu trữ chúng.
Đây là cách an toàn nhất để trữ tiền điện tử và kiểm soát loại tài sản này. CoinMarketCap là một trong những website tổng thể nhất để theo dõi những biến động về giá, khối lượng, nguồn cung lưu thông và vốn hóa thị trường của hầu hết các đồng tiền mã hóa. Xét về khoản này thì tiền thuế từ đầu tư tiền điện tử được quy định rất khác nhau ở nhiều quốc gia. Tại Hoa Kỳ, Cơ quan dịch vụ Thuế Quốc gia quy định Bitcoin và các tiền tệ kỹ thuật số sẽ có thuế suất ngang với tài sản, không phải tiền tệ.
3.3. Chấp nhận thanh toán tiền điện tử (dùng trong kinh doanh)
Nếu bạn sở hữu một doanh nghiệp và đang tìm kiếm tập khách hàng tiềm năng mới, việc chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử có thể là một giải pháp thú vị. Lợi nhuận từ tiền số chưa bao giờ cao đến vậy. Trước tiên nhất, bạn cần quảng bá tới khách hàng biết rằng doanh nghiệp của bạn đang chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử. Việc thanh toán có thể được thực hiện qua thiết bị, ứng dụng điện thoại hoặc đơn giản là địa chỉ ví thông qua mã QR.
Những dịch vụ phổ biến khác nhau như Cryptonator, CoinGate và BitPay hiện tại chỉ chấp nhận thanh toán Bitcoin.
Tại Mỹ, Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác đã được công nhận là một đơn vị tiền tệ có khả năng chuyển đổi, tức là có thể đóng vai trò như một phương tiện thanh toán, tương tự những hình thức thanh toán thẻ hiện tại.
4. Tình trạng pháp lý của tiền điện tử
Khi tiền số hiện đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, các nhà chức trách, cơ quan thuế và nhà lập pháp trên thế giới đang cố gắng thu nạp ý tưởng về crypto cũng như tìm cách áp chúng vào khung quy định pháp lý hiện tại.
Có rất nhiều vấn đề xoay quanh tiền điện tử về bản chất cũng như khả năng sử dụng độc lập của nó. Vào tháng 11 năm 2017, Bitcoin và các đồng tiền điện tử đã bị các quốc gia Bangladesh, Bolivia, Ecuador, Kyrgyzstan, Trung Quốc và Việt Nam xem là phương tiện thanh toán không hợp pháp.
Những quốc gia còn lại vẫn chưa đặt tiền điện tử ngoài vòng pháp luật xong các quy định lại đang khá đa dạng tùy thuộc vào từng nước.
Tải Vconomics ngay để nhận MICS miễn phí !
Gia nhập ngay cộng đồng Vconomics để nhận thêm MICS miễn phí
Telegram – Facebook – Youtube – Reddit – Medium
Website: https://vconomics.vn
Email: [email protected]
VCONOMICS – NỀN KINH TẾ SỐ PHI TẬP TRUNG