Kiến thức, Thông báo, Tin Vconomics

Recap AMA ngày 19/11/2021: Quản lý tài chính cá nhân trong thời đại số

Ngày 19/11/ 2021, người dùng Vconomics có dịp được trao đổi với đội ngũ sáng lập và cố vấn của dự án – anh Ngô Văn Tẩu. Ba diễn giả đã bàn luận, chia sẻ về các phương pháp quản lý tài chính, đồng thời giới thiệu về các tính năng hữu ích của Vconomics có thể hỗ trợ người dùng gia tăng nguồn thu nhập của mình.

1. Thông tin chi tiết

Thời gian: 20h00 thứ 6, 19/11/2021

Hình thức: Livestream Facebook

Thành phần tham gia:

Anh Nguyễn Thế Cường: Co-Founder, CEO Vconomics

Anh Trần Đức Thông: Co-Founder, CTO Vconomics

Anh Ngô Văn Tẩu: Tổng giám đốc GMO-Z.com RUNSYSTEM

Cùng với hàng ngàn MICS thưởng cho những khán giả tương tác tích cực với chương trình

2. Nội dung chương trình

Host: Các anh có suy nghĩ gì về quan điểm truyền thống về quản lý tài chính cá nhân: “Chúng ta nên lập kế hoạch tài chính cho tương lai một cách chắc chắn”?
Co-Founder & CEO: Chúng ta nên lập kế hoạch nhỏ trước, đồng thời học thêm những kiến thức về đầu tư. Không cần lập kế hoạch dài hạn khi chưa có đủ kiến thức và trải nghiệm, điều đó không thực tế và khó đem lại kết quả.

Host: Quản lý tài chính cá nhân luôn chứa đựng yếu tố rủi ro, kế cả trong thời đại số. Vậy, làm thế nào để hạn chế những rủi ro đó và có thể lập quỹ bảo hiểm tài chính cá nhân trong hệ sinh thái Vconomics hay không? (Câu hỏi đến từ người dùng Nguyễn Hồng Kông)

Co-Founder & CTO: Quản lý rủi ro là một phần của quản lý tài chính cá nhân và cần được cân nhắc khi lên kế hoạch. Nói về Vconomics, hệ sinh thái sắp ra mắt tính năng Vpool cho phép người dùng gửi tiền rảnh rỗi và nhận được lợi túc.

Host: Để quản lý tài chính cá nhân tốt, chúng ta cần có những kiến thức về nền tài chính công nói chung. Anh có thể chia sẻ một số kiến thức cơ bản nhất về nền tài chính vĩ mô có thể giúp ích cho việc quản lý tài chính cá nhân được không?

Co-Founder & CEO: Trước hết cần đa dạng hóa nguồn thu nhập và dành một phần để gửi tiết kiệm hoặc đầu tư, khi ấy những kiến thức về chứng khoán, cổ phiếu, bất động sản, kinh tế tài chính xã hội là rất cần thiết. 

Host: Vconomics có điều gì khác biệt khiến anh quan tâm và advisor hỗ trợ cho dự án ?

Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc GMO-Z.com RUNSYSTEM chia sẻ về Vconomics.

Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc GMO-Z.com RUNSYSTEM: Tôi từng sống và làm việc tại các nước phát triển như Nhật Bản, cũng đã trải nghiệm những dịch vụ tài chính ở Việt Nam và nhận thấy những dịch vụ đó chưa được tốt. Các tổ chức tài chính giữ kín thông tin tín dụng của người dùng dẫn đến việc khách hàng phải thực hiện nhiều lần khi tìm đến các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác nhau. Ngược lại, Vconomics lưu trữ thông tin tín dụng người dùng trên nền tảng blockchain, đảm bảo tính minh bạch, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả các tổ chức tài chính khác và người sử dụng dịch vụ. Đây là một ý tưởng tuyệt vời có thể thay đổi cách thức các tổ chức tài chính Việt Nam đang làm việc, giúp người dùng dịch vụ có quyền lợi nhiều hơn. Ngoài ra, các tính năng mở rộng như Vlending, Vpool hay Vacademy hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích đến với cộng đồng Việt Nam cũng như các nước có nền kinh tế tương tự. Đây là một dự án thú vị và độc đáo, chưa từng có tại Việt Nam.

Host: Anh có thể chia sẻ về một số đối tác hiện tại giúp Vconomics mang lại dịch vụ tốt nhất đối với người dùng không?

Co-Founder & CEO: Ngoài các quỹ và đội ngũ cố vấn đến từ các công ty lớn, Vconomics có ý định hợp tác với các ngân hàng, định chế tài chính, công ty bảo hiểm để mang đến sản phẩm cá nhân hóa dựa trên sự thấu hiểu khách hàng.

Host: Có nên chuyển khoản tiền dùng làm quỹ khẩn cấp sang quỹ đầu tư không?

Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc GMO-Z.com RUNSYSTEM: Nếu không có công việc gì quá khẩn cấp, chúng ta có thể dùng quỹ đó để đầu tư nhỏ và ngắn hạn theo tuần hoặc tháng. 

Host: Cách bảo toàn tài chính, tài sản số an toàn trong thời đại 4.0 khi mà có rất nhiều các nhóm hacker đánh cắp các thông tin tài khoản. Hệ thống bảo mật của Vconomics được xây dựng trên nền tảng nào, có đảm bảo an toàn cho người sử dụng không? (Câu hỏi đến từ người dùng Đào Đức Chiến)

Đội ngũ sáng lập Vconomics chia sẻ về quản lý tài chính cá nhân.

Co-Founder & CTO: Công nghệ có những mặt trái, ví dụ như việc thông tin cá nhân bị phơi bày và lợi dụng cho mục đích xấu. Mọi người cần trang bị kiến thức để tự bảo vệ mình trên không gian mạng. Vconomics có đội ngũ nhiều năm kinh nghiệm với tư duy của người làm sản phẩm hướng tới xây dựng những tính năng bền vững. Thông tin cá nhân được mã hóa, bảo mật nhiều lớp, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Host: Anh nhìn nhận thế nào về hiểu biết tài chính? Đó có phải yếu tố đầu tiên khi nói đến quản lý tài chính cá nhân không? (Câu hỏi đến từ người dùng Tolga)

Co-Founder & CTO: Điều này là vô cùng chính xác. Công nghệ giúp việc quản lý tài chính trở nên dễ dàng hơn, nhưng chúng ta vẫn cần có kiến thức và tư duy căn bản về tài chính. Ngoài ra, không nên phụ thuộc hoàn toàn vào sản phẩm hỗ trợ tài chính nào đó mà nên tìm ra công thức, sản phẩm phù hợp với chính bản thân mình.

Host: Trong hệ sinh thái Vconomics có thu nhập thụ động không? (Câu hỏi đến từ người dùng Nguyễn Hồng Kông)

Co-Founder & CEO: Thu nhập tự động trong Vconomics có thể đến từ tính năng Vpool, mọi người có thể mua và gửi BTC, ETH, BNB vào Vpool và hưởng lãi suất từ đó. Ngoài ra còn có Vconomics NFT cho phép sáng tạo và trao đổi NFT, hay Vacademy giúp người dùng vừa học kiến thức vừa nhận được tiền.

3. Tạm kết

Số thứ 3 của sự kiện AMA cùng với sự xuất hiện của khách mời là anh Ngô Văn Tẩu đã nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả. Hy vọng bài tóm tắt này sẽ mang đến cho các bạn những phương pháp quản lý tài chính cá nhân trong thời đại số và thông tin về những tính năng hỗ trợ quản lý tài chính của Vconomics. Đừng bỏ lỡ AMA những số tiếp theo với những khách mời và chủ đề thú vị hơn nữa nhé.

Tải Vconomics ngay để nhận MICS miễn phí !

Gia nhập ngay cộng đồng Vconomics để nhận thêm MICS miễn phí

TelegramFacebookYoutubeRedditMediumTwitter

Website: https://vconomics.io

Email: [email protected]

VCONOMICS – NỀN KINH TẾ SỐ PHI TẬP TRUNG

Previous ArticleNext Article

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *