Là một xu hướng bền vững nhất thế giới crypto currency (tiền điện tử) tính đến thời điểm hiện tại, DeFi và các coin trong nhóm DeFi đã đem lại lợi nhuận cực ‘khủng’ cho các nhà đầu tư. Do vậy, DeFi đã ‘chiếm sóng’ các kênh và hội nhóm tiền điện tử trong suốt năm 2020. Vậy DeFi là gì? DeFi có những thành phần cơ bản và những ứng dụng như thế nào? Liệu DeFi có rủi ro nào không? Hãy cùng Vconomics tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. DeFi là gì? Phân biệt DeFi và CeFi?
DeFi là viết tắt của Decentralised Finance, có nghĩa là tài chính phi tập trung (hay còn gọi là tài chính mở).
Hiểu một cách đơn giản, DeFi là nền tài chính mà trong đó các tổ chức, thị trường và các công cụ quản lý tài chính không được quản lý tập trung.
Trái ngược với DeFi, CeFi (Centralised Finance) là tài chính tập trung (hay chính là nền tài chính truyền thống). Trong CeFi, các tổ chức, thị trường cũng như các công cụ quản lý tài chính tương tác với nhau thông qua một bên thứ 3. Bên thứ 3 này có thể là ngân hàng trung ương, chính phủ, thể chế tài chính hoặc thế lực tài chính lớn.
Như vậy, có thể thấy điểm khác biệt lớn nhất của DeFi so với CeFi là không có sự ủy thác cho bên thứ 3. Điều này là do DeFi tận dụng sức mạnh của blockchain để tạo một nền tài chính mở phi tập trung và minh bạch, cho phép mọi người có thể truy cập và sử dụng ở bất cứ đâu mà không chịu sự chi phối của bất cứ cá nhân hay tổ chức tập quyền nào. Thay vì thực hiện các hoạt động tài chính như tiết kiệm, cho vay, đi vay, thanh toán hóa đơn, các lệnh chuyển khoản… thông qua bên thứ 3 như CeFi, DeFi sử dụng smart contract của blockchain.
2. Bản chất của DeFi là gì?
Do ứng dụng công nghệ blockchain, DeFi tận dụng được nhiều ưu điểm như tính phi tập trung, tính minh bạch và không cần cho phép.
– Tính phi tập trung: Không tồn tại vai trò của bên thứ 3, do đó không có sự chi phối của cá nhân hay tổ chức lên các hoạt động kinh tế, giao dịch diễn ra trong nền kinh tế
– Tính minh bạch: Mọi hoạt động đều được ghi nhận và công khai trên hệ thống, mọi người đều có thể truy cập dễ dàng. Vì những yếu tố do người tác động đều được hạn chế tối đa nên tính minh bạch được đảm bảo
– Không cần ủy thác: Không tồn tại bên thứ 3 trong các hoạt động giao dịch của DeFi mà smart contract sẽ duy trì luật chơi trong thị trường.
Ngoài ra, do không có bên thứ 3 nên chi phí cho các cơ quan, tổ chức đều được cắt giảm.
3. Các thành phần cơ bản của DeFi
DeFi được cấu tạo từ nhiều thành phần cơ bản như yield farming, liquidity mining, margin trading…
3.1. Canh tác năng suất (Yield farming)
Canh tác năng suất (yield farming) là thuật ngữ được dùng để chỉ những người tạo ra nhiều lợi nhuận nhất từ tài sản đã đầu tư thông qua hoạt động cung cấp thanh khoản cho các giao thức DeFi.
Những người tham gia vào hoạt động yield farming (được gọi là farmer) thực hiện các hoạt động vay, cho vay hoặc giao dịch token ERC20 trên thị trường tài chính phi tập trung (DeFi) thông qua smart contract và từ đó hưởng lợi từ các hoạt động này.
3.2. Khai thác thanh khoản (Liquidity Mining)
Khai thác thanh khoản là hình thức kiếm tiền bằng cách gửi tiền vào trong một nền tảng, nền tảng đó sinh lời và bạn sẽ được chia lời phần lợi nhuận đó. Phần thưởng này thường là governance token.
3.3. Giao dịch ký quỹ (Margin Trading)
Trong thị trường chứng khoán truyền thống, có một khái niệm gọi là giao dịch trong ngày. Bạn sẽ trả một số tiền nhất định cho người môi giới và bạn được đầu tư gấp nhiều lần số tiền đó. Vào cuối ngày, bạn sẽ phải trả lại số tiền đã vay kèm theo phí, số tiền dư còn lại sau khi đầu tư thành công sẽ là lợi nhuận của bạn.
Một số nhà cung cấp dịch vụ DeFi cho phép bạn thực hiện giao dịch ký quỹ, thay vì là cổ phiếu thì trong thế giới crypto bạn sử dụng tiền điện tử.
Một trong những nền tảng phổ biến nhất về giao dịch ký quỹ trong không gian DeFi là Yearn Finance’ yTrade. Mình sẽ chia sẻ kĩ hơn về nền tảng này ở bài viết sau nhé.
4. Các ứng dụng của DeFi là gì?
DeFi có một số ứng dụng nổi bật bao gồm Decentralized Stablecoins, Decentralized Exchanges, nền tảng cho vay và thị trường dự đoán.
4.1. Stablecoins
Decentralized Stablecoins là các stablecoin được phát hành dưới theo hình thức phi tập trung. Đây được gọi là các đồng stablecoin 2.0. Khác với thế hệ stablecoin 1.0 (USDT, USDC, TUSD…) được phát hành dựa trên tài sản thế chấp là các commodity tập trung như USD, vàng thì Stablecoin 2.0 được phát hành dựa vào sự thế chấp của các loại crypto (DeFi) khác.
Trong các dự án này thường có 1 token quản trị là Governance token có thể được đầu tư. Một số dự án nổi bật có thể kể đến là MakerDAO (MKR), Terra (LUNA), Just (JST), Reserve (RSR), Kava (KAVA) hay Venus (XVS).
4.2. Decentralized Exchanges
Decentralized Exchanges (DEXes) là các sàn giao dịch phi tập trung được phát triển từ 2017. Tới thời điểm hiện tại, các sàn giao dịch phi tập trung này đã phân hóa làm nhiều loại khác nhau.
Nền tảng DEXes đóng vai trò trung gian kết nối người bán và người mua và cho phép trao đổi các loại tiền tệ trên thị trường.
Trong giai đoạn từ 2017 đến 2018, có các sàn giao dịch phi tập trung là Kyber (KNC), Loopring (LRC), Bancor (BNT). Vào năm 2020, các sàn giao dịch phi tập trung nổi bật là Serum DEX (SRM), Sushiswap (SUSHI), Uniswap (UNI), 1Inch, Balancer (BAL), Curve (CRV).
4.3. Nền tảng cho vay (Lending)
Khác với CeFi (thị trường tài chính tập trung truyền thống) khi nền tảng cho vay chính thường là ngân hàng, DeFi có smart contract đóng vai trò thay thế và quản lý cho vay trên thị trường. Một số nền tảng cho vay đáng chú ý có thể kể đến là AAVE, MakerDAO, Osis, BZRX, Fulcrum, Compound, Dharma…
4.4. Thị trường dự đoán
Đây là nền tảng cho phép người chơi đặt cược vào kết quả của một tình huống hay vấn đề nhất định nào đó đang xảy ra. Phần thưởng cho các dự đoán này là token. Các hoạt động trên nền tảng này cũng được đảm nhận bởi smart contract.
5. Rủi ro của DeFi là gì?
Tuy vậy, DeFi vẫn tồn tại một số rủi ro nhất định giống như bất kỳ nền tảng thị trường tài chính nào khác. Smart contract có tính bảo mật cao, tuy nhiên vẫn có rủi ro bị xâm nhập bởi các hackers. Ngoài ra, bất cứ thị trường tài chính nào cũng có những biến động không thể tránh khỏi. Vì vậy, các khoản đầu tư trên DeFi cũng chịu rủi ro như mọi khoản đầu tư khác.
Tải Vconomics ngay để nhận MICS miễn phí !
Gia nhập ngay cộng đồng Vconomics để nhận thêm MICS miễn phí
Telegram – Facebook – Youtube – Reddit – Medium
Website: https://vconomics.vn
Email: [email protected]
VCONOMICS – NỀN KINH TẾ SỐ PHI TẬP TRUNG