Trong thời gian gần đây, cụm từ NFT hay ‘cơn sốt NFT’ dần trở nên phổ biến nhờ vào những giao dịch hàng trăm nghìn USD đến cả triệu USD từ việc trao đổi các vật phẩm NFT. Vậy NFT là gì? Cơn sốt NFT bắt nguồn từ đâu? Có những điều gì bạn cần biết để không đứng ngoài trào lưu này? Hãy cùng Vconomics tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Khái niệm và nguồn gốc NFT
1.1. Cơn sốt NFT: Nguồn gốc từ đâu?
Tuy trò chơi CryptoKitties mới thổi bùng cơn sốt NFT trên toàn cầu trong thời gian gần đây nhưng những đợt sóng đầu tiên của cơn sốt này đã bắt đầu từ năm 2012. Ý tưởng sử dụng blockchain để xác nhận quyền sở hữu cho tài sản, đồ vật… mang tên Colored Coin được tạo ra bởi Yoni Assia nhưng thất bại do không được Bitcoin hỗ trợ.
2 năm sau đó, Counterparty, một công nghệ giao dịch ngang hàng dựa trên nền tảng công nghệ blockchain ra đời. Công nghệ này cho phép người dùng tự tạo ra tiền tệ hay tài sản có giá trị giao dịch cho riêng họ. Được coi là nền tảng Bitcoin 2.0 đầu tiên, Counterpart là nơi trao đổi các meme Ếch Pepe hiếm.
NFT dần được hoàn thiện hơn khi tiêu chuẩn ERC-721 của tiền ảo Ethereum xuất hiện vào năm 2017, cho phép người dùng thực hiện các giao dịch tài sản trên nền tảng blockchain Ethereum. Với cơ sở này, trò chơi CryptoKitties dần trở nên phổ biến và nổi tiếng từ tháng 2 năm 2020 khi những chú mèo ảo độc nhất vô nhị được giao dịch với giá hàng trăm nghìn USD.
1.2. Khái niệm NFT
Vậy NFT là gì mà có thể tạo ra cơn sốt hàng trăm nghìn, thậm chí là hàng triệu USD như hiện tại?
NFT là viết tắt của Non-Fungible Token và được hiểu là các token không thể thay thế. Là một ứng dụng của công nghệ blockchain, NFT mang đầy đủ các đặc điểm nổi bật của công nghệ này như không thể làm giả, không thể phá hủy, tính bảo mật cao, sự minh bạch… Tuy nhiên, điều khác biệt của NFT với bitcoin, cũng chính là đặc điểm khiến NFT trở thành cơn sốt như hiện nay chính là sự độc nhất, không thể sao chép hay thay thế.
2. NFT được lưu trữ và giao dịch ở đâu?
Giống như Bitcoin hay các token khác của blockchain, NFT cũng tồn tại trên một địa chỉ và có thể được lưu trữ trên các ví crypto như Trust Wallet. NFT sẽ không thể được sao chép hay chuyển giao nếu không có sự cho phép của chủ sở hữu.
Hiện tại, việc giao dịch NFT chủ yếu được thực hiện trên các ứng dụng dApp của Ethereum. Với mỗi giao dịch NFT được tạo ra, ngay cả khi bạn chỉ bán, bạn cũng cần trả phí giao dịch ETH gas (đồng tiền mã hóa trong mạng lưới Ethereum) là 2.5%.
Vào tháng 6 tới đây, Binance cho ra mắt Binance NFT, nền tảng giao dịch và thị trường NFT hàng đầu thế giới. Binance NFT được kỳ vọng sẽ thu hút các nghệ sĩ, nhà sáng tạo, và tất cả những người đam mê tiền mã hóa trên toàn cầu.
binance.com
3. Đặc điểm của NFT
NFT có một số đặc tính nổi bật như không thể phân chia, không thể phá hủy hay làm nhái và có thể được xác minh dễ dàng.
3.1. Không thể phân chia
NFT là một tài sản nguyên vẹn và không thể phân chia. Đặc tính này khác hoàn toàn với các đồng tiền mã hóa khác như Bitcoin hay Ether đều có thể bị chia nhỏ hơn để giao dịch (VD: Bitcoin có thể được chia nhỏ thành 100 triệu đơn vị nhỏ hơn là satoshi hay Ether được chia nhỏ thành các gwei, với mỗi gwei có giá trị là 0,000000001 ether).
3.2. Không thể phá hủy hay làm nhái
Tất cả các dữ liệu NFT đều được lưu trữ thông qua hợp đồng thông minh (smart contract). Đặc tính nổi bật có được do ứng dụng công nghệ blockchain này giúp cho các NFT không thể bị phá hủy hay bị làm nhái. Mỗi NFT đều là độc nhất và không có sản phẩm thứ hai.
3.3. Có thể xác minh dễ dàng
Điều quan trọng của mỗi giao dịch là việc xác minh nguồn gốc của hàng hóa. Nhờ công nghệ blockchain, các bên tham gia giao dịch có thể truy cập các dữ liệu quyền sở hữu của NFT và xác minh nguồn gốc dễ dàng. Vì vậy, khác với các giao dịch truyền thống phải có sự tham gia của bên thứ 3 là chuyên gia hoặc cơ quan tương đương có chức năng xác minh nguồn gốc, các giao dịch NFT có thể được giao dịch nhanh chóng không qua trung gian.
Có thể bạn quan tâm: NFT là gì mà gây sốt hơn cả Bitcoin?
4. NFT có những ứng dụng gì?
Với tiêu chuẩn hiện tại đã được cập nhật và cải tiến (gần nhất là ERC-1155), người dùng có thể tạo ra các vật phẩm NFT độc nhất từ trong game đến ngoài đời thật như một bản nhạc, một video, một tác phẩm nghệ thuật, hay thậm chí là một dòng tweet.
Một trong những ứng dụng nổi bật nhất hiện nay của NFT là giao dịch vật phẩm trong game. Người chơi sử dụng blockchain mã hóa các vật phẩm hiếm và độc nhất trong game để tạo ra các NFT, góp phần giải quyết vấn đề lạm phát mà nhiều trò chơi gặp phải. Các game NFT nổi bật nhất hiện nay là Decentraland, Cryptovoxels, Gods Unchained hay My Crypto Heroes…
Ngoài ra, các nghệ sĩ cũng góp phần thổi bùng cơn sốt NFT trên khắp thế giới. Khởi đầu là Beeple với đoạn video vỏn vẹn 10s đã tăng giá 100 lần trong thời gian ngắn, sau đó là ca sĩ Grimes (bạn gái của Elon Musk), DJ Steve Aoki hay Lindsay Lohan, Mark Cuban…
5. Tạo ra NFT như thế nào?
Hiện tại, NFT được giao dịch chủ yếu bằng ETH và trên các thị trường như OpenSea, Rarible, CryptoSlam, AtomicAssets, SuperRare…
Trước khi tiến hành tạo hay giao dịch NFT, bạn cần có ví với một lượng ETH nhất định. Bất cứ giao dịch NFT nào, dù mua hay bán cũng chịu một khoản phí (gas) tương đương với 2.5% giá trị niêm yết.
Hầu hết các thị trường đều có quy trình tạo ra NFT tương tự nhau. Trước hết, bạn cần ấn chọn tạo, lựa chọn một hoặc nhiều, sau đó tải tệp sẽ được tạo thành NFT. Tệp này có thể là hình ảnh, văn bản, video, âm thanh… Tiến hành nhập tên, mô tả và giá niêm yết cho NFT, thanh toán phí niêm yết (2.5% giá trị), và ấn bắt đầu. NFT của bạn đã được tạo ra và được niêm yết!
6. NFT vận hành ra sao?
Sau khi được tạo ra, NFT sẽ tồn tại trên một địa chỉ. NFT có thể được chuyển nhượng khi đáp ứng các tiêu chí giao dịch do người bán đặt ra mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu, thậm chí bởi nhà phát hành NFT.
Do sự độc nhất và không thể thay thế, NFT có giá trị sưu tầm lớn và cho phép bạn sở hữu quyền tác phẩm. Từ giá trị này, NFT có thêm giá trị kinh tế trong giao dịch bởi sở thích và niềm tin của những người tham gia giao dịch. Hiểu đơn giản thì NFT hoạt động như một tài sản đầu cơ, bạn mua nó và bán lại khi giá trị NFT tăng cao. Trong trường hợp đoạn video vỏn vẹn 10 giây của Beeple, giá trị giao dịch đã tăng lên từ 67.000 USD lên 6,7 triệu USD chỉ sau 2 lần giao dịch.
7. Nguy cơ của NFT
NFT cũng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn, một trong số đó đến từ đặc tính nổi bật của NFT. Do ai cũng có khả năng tạo ra NFT từ bất cứ thứ gì, sẽ có rất nhiều NFT vô giá trị trôi nổi trên mạng. Tính độc nhất không đảm bảo sự gia tăng giá trị cho NFT.
Ngoài ra, NFT là một tài sản đầu cơ và giá trị của NFT được tạo ra từ sở thích và niềm tin của những người tham gia giao dịch mà chưa có cơ chế định giá cụ thể nào. Tuy nhiều NFT đã tăng giá trị lên tới 2000% trong năm 2020, khoảng thời gian đầu năm 2021 đã ghi nhận nhiều sự sụt giá lên tới 70% so với đỉnh điểm. Do đó, nhiều người lo lắng rằng cơn sốt NFT đã qua, bong bóng NFT đã vỡ và sắp tới sẽ có nhiều người chơi có khả năng sẽ phải chịu những khoản lỗ nặng.
Tạm kết
Trong thời gian qua, NFT đã tạo ra nhiều thay đổi tích cực cho hệ sinh thái blockchain nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Tuy nhiều người nhận định ‘cơn sốt’ NFT đã qua, sự ra đời của Vex và Vfactory trong tháng 9 tới đây hứa hẹn sẽ đem lại những biến động mới cho làn sóng này.
Tải Vconomics ngay để nhận MICS miễn phí !
Gia nhập ngay cộng đồng Vconomics để nhận thêm MICS miễn phí
Telegram – Facebook – Youtube – Reddit – Medium
Website: https://vconomics.vn
Email: [email protected]
VCONOMICS – NỀN KINH TẾ SỐ PHI TẬP TRUNG