Kinh tế số, Tin tức, Tin tức DeFi, Tin tức NFT

Bản tin Vconomics ngày 3/9/2021: Nhịp đập altcoin đang dâng trào?

Vconomics - altcoin

Đà tăng phi mã của những altcoin đã báo hiệu thị trường tài chính ngày càng sôi động. Thông tin chi tiết sẽ được bật mí trong bản tin Vconomics ngày 3/9/2021. Bên cạnh đó, bài viết cũng sẽ mang tới các tin tức mới nhất liên quan đến DeFi, NFT, Blockchain… Mời các bạn cùng theo dõi!

1. Bitcoin trở lại 50.000 USD, ADA phá vỡ ATH cùng ETH tăng tốc

Bitcoin đã thể hiện sức tăng trưởng mạnh mẽ của mình trong 24 giờ qua khi bật ngược về mốc 50.000 USD. Cùng với đó, những đồng coin top như ETH hay ADA liên tục bứt phá không ngừng. Đây thường được xem là tín hiệu khởi đầu của một chu kỳ tăng giá mới.

Thông thường, chúng ta sẽ chứng kiến các đợt điều chỉnh tương đối dài về mặt thời gian cũng như sự sụt giảm mạnh về giá BTC mỗi khi BTC tăng mạnh mẽ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, BTC chỉ mất khoảng 1 tuần dao động ở ngưỡng giá 45.000 USD – 48.000 USD, và bứt phá lên 50.000 USD vào hôm nay.

Vào thời điểm viết bài, Ethereum đã tăng hơn 6% trong 24 giờ qua. Chúng chạm mốc cao nhất 3.842 USD, hiện đang giao dịch tại 3.752 USD. So với mức đỉnh cũ trước đây ETH từng thiết lập (4372 USD), khoảng cách hiện tại là con số tương đối “khiêm tốn”.

Smart Contract trong thời gian vừa qua là một chủ đề rất hấp dẫn của ADA đối với các nhà đầu tư. Giá ADA tăng trưởng không ngừng, liên tiếp phá vỡ các mốc ATH chỉ trong 2 tuần. Mốc giá 3.1 USD đang là đỉnh của ADA trong suốt quá trình phát triển của nền tảng này.

2. Solana lập đỉnh mới, soán ngôi Dogecoin trở thành đồng tiền mã hóa lớn thứ 7

SOL, đồng tiền mã hóa gốc của Solana, đã lập đỉnh mới để giành vị trí thứ 7 trong danh sách các loại tiền mã hóa có giá trị nhất theo tổng vốn hóa thị trường. Và hiển nhiên, Solana đã chiếm lấy vị trí này từ tay Dogecoin (DOGE).

Solana đã chứng kiến sự gia tăng đáng kinh ngạc về giá trị trong những tuần gần đây, tăng hơn 300% trong 30 ngày qua. SOL đã nhiều lần phá đỉnh để thiết lập các mức giá cao nhất mọi thời đại mới, tăng từ khoảng 35 USD vào ngày 01/08 lên mức giá trên 145 USD được ghi nhận vào hôm nay. Solana hiện đã tăng 33% trong 24 giờ qua và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Solana lập đỉnh mới, soán ngôi Dogecoin trở thành đồng tiền mã hóa lớn thứ 7. (Nguồn: Coin68)

3. 17% dân số Úc đang sở hữu tiền mã hóa, với tổng giá trị lên đến 8 tỷ USD

Theo cuộc khảo sát mới nhất, Bitcoin vẫn đang là loại tiền mã hóa phổ biến nhất ở Úc. 9% người Úc thừa nhận hiện đang sở hữu đồng tiền mã hóa này. Khoảng 8% người Úc cho biết họ sở hữu Ethereum, 5% sở hữu Dogecoin, trong khi Bitcoin Cash được nắm giữ bởi 4%.

Theo đó, cứ có 6 người Úc thì có 1 người sở hữu tiền mã hóa, với tổng giá trị nắm giữ lên đến 8 tỷ USD. Các nhà nghiên cứu rất ngạc nhiên khi thấy rằng 35% người được hỏi tin rằng Bitcoin tương lai sẽ được giao dịch rộng rãi hơn so với tiền tệ truyền thống. Điều này được thể hiện ở số liệu báo cáo, cứ 3 người Úc thì 1 người tin rằng Bitcoin sẽ dần thay thế tiền pháp định vào năm 2050.

Trong số những người đang sở hữu tiền mã hóa, 30% chia sẻ họ làm như vậy để đa dạng hóa danh mục đầu tư. 24% người Úc cho biết họ mua tiền mã hóa chỉ đơn giản là “vì nó đang tăng giá”. Con số này đã giảm xuống từ 45% vào tháng 1 năm nay.

4. Công ty khởi nghiệp Seety chấp nhận thanh toán Bitcoin cho vé đỗ xe

Seety, một công ty khởi nghiệp về bãi đậu xe kỹ thuật số có trụ sở tại Bỉ, đã giới thiệu hỗ trợ thanh toán tiền mã hóa cho vé đậu xe, mở ra phạm vi tiếp cận mới hơn cho những doanh nghiệp non trẻ.

Với chiến dịch đầy táo bạo này khi chỉ mang trong mình vị thế của một công ty khởi nghiệp, Seety cho biết họ hy vọng Bitcoin và các đồng tiền mã hóa khác sẽ được sử dụng hàng ngày nhiều hơn, đặc biệt là khi các token trở nên thân thiện hơn với môi trường.

Bắt đầu từ ngày 2/9, khách hàng của Seety sẽ có thể sử dụng Bitcoin (BTC) để thanh toán vé đậu xe. Ngoài Bitcoin, người dùng cũng có thể sử dụng các đồng khác như Ethereum (ETH), Bitcoin Cash (BCH), Dogecoin (DOGE) và Litecoin (LTC), cũng như những stablecoin là Dai và USD Coin (USDC).

Công ty khởi nghiệp Seety chấp nhận thanh toán Bitcoin cho vé đỗ xe. (Nguồn: Coin68)

5. SBI Holdings sẽ ra mắt quỹ tiền mã hoá đầu tiên tại Nhật vào tháng 12/2021

Theo ghi nhận từ tờ Bloomberg vào ngày 02/09, SBI Holdings – tập đoàn tài chính khổng lồ tại Nhật Bản – đã đặt mục tiêu sở hữu một quỹ tiền mã hoá vào cuối tháng 11 năm nay. Theo đó, quỹ này sẽ mang đến cho người dân Nhật Bản cơ hội đầu tư vào BTC, ETH, BCH, LIC, XRP và một số đồng tiền mã hoá khác.

Tomoya Asakura – lãnh đạo cấp cao tại SBI – cho biết quỹ có thể đạt mức vốn lên đến vài trăm triệu USD. Ngoài ra, mức ký quỹ ban đầu của nhà đầu tư có thể được yêu cầu tối thiểu từ 1-3 triệu yên, tương đương hơn 9.000 – 27.000 USD tại thời điểm đưa tin.

Asakura cho biết rằng ông rất muốn mọi người nắm giữ tiền mã hoá và trải nghiệm trực tiếp độ hữu ích của chúng trong việc đa dạng hóa danh mục đầu tư. Đồng thời, ông cũng tiết lộ rằng SBI sẽ xem xét thành lập quỹ tiền mã hoá thứ hai nếu quỹ đầu tiên đạt được sự thành công nhất định.

6. Vast Bank trở thành ngân hàng quốc gia đầu tiên của Mỹ hỗ trợ mua bán và lưu ký Bitcoin

Vast Bank đã trở thành ngân hàng đầu tiên của Mỹ có bảo hiểm FDIC và điều lệ quốc gia của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) để cung cấp dịch vụ Bitcoin (BTC).

Khách hàng của Vast Bank hiện có thể mua và bán Bitcoin trực tiếp từ tài khoản séc được FDIC bảo hiểm. Bên cạnh đó, các giải pháp lưu ký của ngân hàng ngày có một nền tảng giao dịch di động với khả năng thanh toán tức thì vào tài khoản của mình.

Động thái này diễn ra sau khi Vast Bank được Cơ quan Kiểm soát Tiền tệ (OCC) phê duyệt và vấn đề này cũng đã được thảo luận với Cục Dự trữ Liên bang, theo Forbes đưa tin hôm 2/9.

Brad Scrivner – CEO của Vast Bank – nói trong cuộc phỏng vấn với Forbes rằng ngân hàng của ông là nơi tốt nhất để mua Bitcoin. “Chúng tôi nắm rõ các quy định, chúng tôi sẽ làm những điều đúng đắn. Chúng tôi sẽ làm những điều để đảm bảo hệ thống tài chính được giữ an toàn và lành mạnh,” ông nói.

7. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Argentina: Tiền mã hóa phải được giám sát

Trong một cuộc họp gần đây của Fintech Argentina tổ chức, Chủ tịch ngân hàng Trung ương Argentina – ông Miguel Pesce – cho biết ngân hàng này sẽ “giám sát chặt chẽ” tiền mã hóa. Ông nhấn mạnh sự biến động của tiền mã hóa là một trong những vấn đề lớn nhất. Ngoài ra, ông muốn đảm bảo rằng tiền mã hóa không thể được sử dụng để lấn át ngoại hối.

Pesce đưa ra suy nghĩ của mình về fintech nói chung và sự nổi bật ngày càng tăng của tiền mã hóa. Ông cho rằng các ngân hàng phải thích ứng với những động lực thay đổi do các công ty fintech mang lại.

Ông Pesce tuyên bố rằng ngân hàng thật sự lo ngại về sự phát triển của tiền mã hóa và lưu ý rằng tính biến động cao của tài sản này. Ông cho rằng: “Sự biến động chính xác là thứ mà các loại tiền tệ không nên có. Các khoản thanh toán USD hóa phải thông qua một thị trường trao đổi duy nhất”.

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Argentina: Tiền mã hóa phải được giám sát. (Nguồn: Coin68)

8. Điện giá rẻ mang lại sự bùng nổ khai thác Bitcoin cho Venezuela

Chi phí điện rẻ đang tạo ra cơ hội tận dụng nguồn tài nguyên này và biến nó thành bitcoin. Đây là điều mà nhiều nhà đầu tư tại Venezuela đã và đang làm. Theodoro Toukoumidis – Giám đốc điều hành của Doctorminer (một công ty khai thác Bitcoin theo định hướng dịch vụ) cho biết, có hơn 80 ASICS hoạt động không ngừng nghỉ. Theo ông, tất cả những chiếc máy đó gộp lại với nhau tốn ít hơn 10 đô la tiền điện hàng tháng.

Tuy nhiên, mỗi máy khai thác có giá khoảng 400 đô la, một mức giá cao đối với một quốc gia có mức lương tối thiểu không đạt đến ngưỡng 10 đô la. Thậm chí, giá khai thác thậm chí còn cao hơn đối với các thợ mỏ phải điều chỉnh cơ sở hạ tầng điện năng để có thể kết nối với lưới điện cũ.

9. Cơ quan quản lý chứng khoán của Nigeria thành lập đơn vị fintech để nghiên cứu tiền điện tử

Theo một báo cáo ngày 2/9, SEC đã thành lập một bộ phận fintech chuyên nghiệp. Bộ phận này có nhiệm vụ nghiên cứu các sản phẩm đầu tư tiền điện tử và blockchain. Tổng giám đốc Lamido Yuguda nói với Reuters trong tuần này rằng, cơ quan đang “xem xét kỹ thị trường này để đưa ra các quy định giúp các nhà đầu tư bảo vệ khoản đầu tư của họ vào blockchain”.

SEC của Nigeria sẽ chỉ có thể thiết lập khuôn khổ quy định nếu tiền điện tử một lần nữa được tích hợp vào hệ thống ngân hàng của đất nước. Cơ quan này cũng được cho là đang tìm cách hợp tác với các fintech để củng cố thị trường chứng khoán trong nước nhằm ngăn cản sự tháo chạy của dòng vốn.

Việc loại trừ tiền điện tử khỏi các kênh ngân hàng đã không làm giảm sức hút của loại tài sản này. Ngược lại, trong một năm đầy khủng hoảng kinh tế và chính trị, bao gồm cả sự đàn áp kinh tế và xã hội và lạm phát tràn lan, việc áp dụng tiền điện tử đã tiếp tục phát triển.

Cơ quan quản lý chứng khoán của Nigeria thành lập đơn vị fintech để nghiên cứu tiền điện tử. (Nguồn: Cointelegraph)

10. Sàn giao dịch OKEx ra mắt thị trường OKEx NFT

Sau những tháng ngày làm nên lịch sử của thị trường NFT, sàn giao dịch tiền mã hóa OKEx vừa thông báo trong hôm nay rằng họ đã ra mắt nền tảng riêng của mình để đúc và giao dịch NFT.

Được cung cấp trong danh mục  DeFi của nền tảng, sàn giao dịch chính sẽ cho phép người dùng đúc và bán các NFT được tạo trên blockchain Ethereum và OKexChain. Trên OKeX, người dùng và người sáng tạo có thể chọn phí bản quyền của riêng họ.

Theo OKEx, người dùng có thể di chuyển NFT của họ từ các nền tảng được hỗ trợ khác sang OKEx NFT Marketplace. Đồng thời người dùng có thể mua, bán hoặc giao dịch theo định dạng JPEG mà không phải trả hoa hồng hoặc phí cho nền tảng.

Tính năng mới này có thể được truy cập bởi tất cả các tài khoản được kết nối với ví OKEx. Đây là một loại ví phi tập trung được sàn giao dịch cung cấp dưới dạng tiện ích mở rộng. Chúng có những tính năng tương tự như của MetaMask.

Tổng hợp bởi Vconomics.


Tải Vconomics ngay để nhận MICS miễn phí !

Gia nhập ngay cộng đồng Vconomics để nhận thêm MICS miễn phí

TelegramFacebookYoutubeRedditMedium

Website: https://vconomics.vn

Email: [email protected]

VCONOMICS – NỀN KINH TẾ SỐ PHI TẬP TRUNG

Previous ArticleNext Article