CEO YouTube xem xét tích hợp NFT, Elon Musk thúc giục McDonald’s chấp nhận DOGE,… cùng những tin tức mới nhất khác về thị trường NFT, DeFi, Blockchain sẽ có trong bản tin Vconomics ngày 26/01/2022.
1. CEO YouTube xem xét tích hợp NFT
Giám đốc điều hành YouTube Susan Wojcicki tiết lộ rằng công ty đang khám phá thêm các tính năng NFT để có thể cung cấp cho những người sáng tạo nội dung của mình một nguồn doanh thu khác: “Chúng tôi luôn tập trung vào việc mở rộng hệ sinh thái YouTube để giúp người sáng tạo tận dụng các công nghệ mới nổi, bao gồm những thứ như NFT, đồng thời tiếp tục củng cố và nâng cao trải nghiệm mà người sáng tạo và người hâm mộ có trên YouTube.” Cô cũng nói thêm rằng YouTube đã theo dõi mọi thứ diễn ra trong Web3 và coi đó là một nguồn cảm hứng, đặc biệt lưu ý những cơ hội mà tiền điện tử, các tổ chức tự trị phi tập trung và NFT đã cung cấp cho nhà sáng tạo.
Bên cạnh việc tích hợp NFT tiềm năng, công ty cũng đang tìm cách mở rộng nhiều hơn nữa vào các thị trường chơi game, mua sắm, học tập và podcasting. Mặc dù Wojcicki không chia sẻ bất kỳ thông tin cụ thể nào liên quan đến tiềm năng thâm nhập NFT của YouTube, điều này vẫn đánh dấu lần đầu tiên Alphabet Inc., công ty mẹ của Google và YouTube, tham gia vào lĩnh vực sưu tầm kỹ thuật số.
2. Elon Musk thúc giục McDonald’s chấp nhận DOGE
Giám đốc điều hành Tesla, Elon Musk đã thông báo trên Twitter rằng ông sẽ ăn bữa ăn hạnh phúc của McDonald nếu gã khổng lồ thức ăn nhanh bắt đầu chấp nhận Dogecoin. Điều này xảy ra sau khi nhà sản xuất ô tô điện tử hàng đầu thêm Dogecoin làm tùy chọn thanh toán cho một số hàng hóa vào đầu tháng này.
McDonald’s gần đây đã đẩy mạnh chiến dịch tiếp thị của mình bằng cách troll cộng đồng tiền điện tử trong dòng tweet sau một đợt giảm lớn của thị trường. Họ đùa rằng khi thua lỗ, các nhà đầu tư sẽ thành nhân viên phục vụ ở McDonald’s để kiếm sống. Giám đốc điều hành MicroStrategy là Michael Saylor và Chủ tịch El Salvador là Nayib Bukele đã đăng những bức ảnh tự troll về bản thân trong bộ đồng phục của McDonald’s.
Tuần trước, những người nắm giữ Dogecoin đã bắt đầu kêu gọi McDonald’s chấp nhận DOGE sau khi chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh này tương tác với Billy Markus, người đồng sáng lập đồng meme, bằng cách gửi cho anh ta hình ảnh một chú chó Shiba Inu.
3. Zimbabwe ký thỏa thuận cho phép thu thuế từ tiền điện tử
Chính phủ Zimbabwe gần đây cho biết họ đã ký một thỏa thuận với Daedalus World, trong đó công ty này dự kiến sẽ thu thuế từ các công ty cung cấp dịch vụ cá cược, trò chơi và tiền điện tử cho các cá nhân và tổ chức trong lãnh thổ của Cộng hòa của Zimbabwe. Việc đưa tài sản tiền điện tử vào danh sách thuế là tín hiệu mới nhất từ chính phủ Zimbabwe cho thấy quốc gia này đang dần thay đổi lập trường đối với tiền điện tử. Các cơ quan quản lý tiền tệ của nước này trước đây đã cho biết Zimbabwe không có kế hoạch áp dụng tiền điện tử.
Bất chấp những tuyên bố trước đây của ngân hàng trung ương và những cơ quan khác, một thông báo chung do bộ trưởng công nghệ thông tin Jenfan Muswere công bố cho thấy chính phủ đã thay đổi quan điểm: “Cộng hòa Zimbabwe đã ký kết thỏa thuận đối tác công tư với Daedalus World Limited của Tortola, British Virgin Islands, Daedalus World Limited sẽ hỗ trợ Cộng hòa Zimbabwe bằng cách cung cấp dịch vụ thu tiền thông qua việc đánh thuế các công ty đủ điều kiện cung cấp kỹ thuật số quảng cáo, nội dung, điện toán đám mây, thương mại điện tử và cờ bạc.”
4. Cựu CEO Goldman Sachs không nản lòng trước việc tiền điện tử bị bán tháo
Lloyd Blankfein, cựu giám đốc điều hành của gã khổng lồ ngành ngân hàng Goldman Sachs, đã bày tỏ sự lạc quan về tiền điện tử trong cuộc phỏng vấn mới nhất của ông với CNBC. Ông chủ ngân hàng đầu tư 67 tuổi này tin rằng tiền điện tử có thể đã quá lớn để thất bại mặc dù thị trường đang điều chỉnh, lý do là vì một hệ sinh thái lớn đã hình thành. Tiền điện tử đã mất giá trị nhiều nhưng hiện tại nó có giá trị hàng nghìn tỷ USD, đóng góp vào toàn bộ hệ sinh thái đang phát triển xung quanh.
Tháng 1 năm ngoái, Blankfein nói rằng các nhà quản lý nên “thở gấp” trước thành công của Bitcoin. Vào tháng 10, ông nói “bị ấn tượng” bởi tiền điện tử vì khả năng phục hồi của chúng. Quay trở lại năm 2018, Blankfein nói rằng sẽ rất “kiêu ngạo” nếu loại bỏ hoàn toàn Bitcoin sau khi bong bóng tiền điện tử năm 2017 xuất hiện.
Goldman Sachs đã công bố một báo cáo vào đầu tháng 1 này, trong đó dự đoán rằng giá Bitcoin cuối cùng có thể đạt 100.000 USD nếu nó tiếp cận 20% thị trường vàng.
5. CEO Chamber of Digital Commerce khẳng định BTC đang bị định giá thấp
Perianne Boring, Giám đốc điều hành Chamber of Digital Commerce khẳng định Bitcoin đang bị định giá thấp dù tài sản này trải qua nhiều biến động. Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với CNBC, Perianne cảnh báo các nhà đầu tư không nên tập trung nhiều vào giá mà thay vào đó nên chú ý đến giá trị cơ bản của Bitcoin. Perianne gợi ý rằng nền tảng của Bitcoin mạnh mẽ hơn bao giờ hết, vì mạng đang phát triển nhanh hơn so với các yếu tố công nghệ khác như internet, cùng với tỷ lệ băm ngày càng tăng, Bitcoin do đó đang bị định giá thấp.
Theo vị giám đốc điều hành này, dựa trên nhiều mô hình tương quan, Bitcoin có thể sẽ đạt từ 50.000 đến 100.000 USD vào năm 2022, và sự biến động 30-50% trong thị trường tiền điện tử không hề bất ngờ và cho rằng những biến động giá như vậy nên được mong đợi. “Có một số mô hình mà các nhà đầu tư tiền điện tử chuyên nghiệp đang sử dụng ngày nay. Tất cả mô hình đều chỉ ra giá trị thực BTC nằm trong khoảng từ 50.000 đến 100.000 USD. Các mô hình này tương quan với nhau hơn 90% và chúng tôi nhận định được là Bitcoin đang được định giá thấp.”
6. Bộ Tài chính Nga phản đối dự luật cấm tiền điện tử
Theo người đứng đầu bộ phận chính sách tài chính của Bộ Tài chính Nga, Ivan Chebeskov, Nga cần phải điều chỉnh tiền điện tử chứ không phải cấm chúng. Chebeskov cho biết Bộ phản đối lập trường của Ngân hàng Trung ương Nga khi ngân hàng này đưa ra một báo cáo kêu gọi cấm hoàn toàn việc kinh doanh và khai thác tiền điện tử.
Chebeskov đã phát biểu trong một hội nghị về tiền điện tử do RBK của Nga tổ chức vào hôm qua: “Chúng ta cần đặt ra quy định chứ không phải cấm. Quy định là đủ để bảo vệ công dân”.
Bộ Tài chính đã chuẩn bị một loạt các đề xuất và đang chờ chính phủ đánh giá nó, ông nói: “Cấm các giao dịch và khai thác tiền điện tử sẽ có nghĩa là làm suy yếu sự phát triển công nghệ của ngành này. Chúng ta cần để những công nghệ này phát triển.”
Báo cáo của Ngân hàng Trung ương Nga về tiền điện tử đã gọi chúng là mối đe dọa đối với sự ổn định kinh tế của đất nước. Báo cáo đề xuất cấm giao dịch và khai thác tiền điện tử, cũng như đưa ra hình phạt vì vi phạm lệnh cấm đối với việc sử dụng tiền điện tử để thanh toán ở Nga. Ngân hàng đang chờ phản hồi về báo cáo cho đến ngày 1/3.
7. Vượt BSC, Fantom hiện là hệ sinh thái lớn thứ ba
Fantom đã xuất sắc soán ngôi của Binance Smart Chain (BSC) để giành vị trí thứ 3 xét theo tổng giá trị bị khóa (TVL), theo Defillama, với mức tăng hơn 20% trong 24 giờ qua. TVL của Fantom đã vượt mốc 12 tỷ USD bất chấp toàn thị trường đang điều chỉnh mạnh.
Sự tăng trưởng TVL của Fantom diễn ra khi cộng đồng tiền điện tử ngày càng quan tâm đến việc loại bỏ sự phụ thuộc vào Ethereum, vì Ethereum vẫn chưa giải quyết được các vấn đề nhức nhối lâu nay như phí giao dịch cao và khả năng mở rộng. Tính đến năm ngoái, Binance Smart Chain đã kiểm soát hơn 20% TVL của DeFi chủ yếu do sự nổi lên của PancakeSwap, một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) được xây dựng trên đó. Tuy nhiên, sự thống trị đó hiện đã giảm xuống còn khoảng 6,05% do sự tăng trưởng nhanh chóng của các mạng hỗ trợ DeFi khác như Solana, Terra, Avalanche,…
Báo cáo gần đây của Cryptoslate cho biết sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của Fantom đến từ việc đội ngũ phát triển rất chịu chi tiền để khuyến khích cộng đồng xây dựng dự án trên hệ sinh thái Fantom. Cụ thể, cuối tháng 9/2021, đội ngũ Fantom đã ra mắt chương trình “Fantom Ecosystem Spotlight” kèm với Fantom Incentive Program trị giá 370 triệu FTM (gần 900 triệu USD), để hỗ trợ các dự án trên hệ sinh thái của mình.
8. Nam giới kiểm tra giá Bitcoin thường xuyên hơn phụ nữ
Một nghiên cứu mới đã làm sáng tỏ sự khác biệt giữa nam giới và phụ nữ trong các khía cạnh khác nhau của giao dịch và đầu tư tiền điện tử, cho thấy 60% phụ nữ có kiến thức rất hạn chế hoặc không có kiến thức về tiền điện tử, một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đầu tư, trong khi 2/3 nam giới có mức độ hiểu biết trung bình và cao về tiền điện tử.
Nghiên cứu cho thấy: Kiến thức tổng thể tốt hơn dẫn đến việc chấp nhận rủi ro nhiều hơn, nam giới theo dõi các khoản đầu tư của họ thường xuyên hơn phụ nữ.
Nhà nghiên cứu Şenkardeş cũng chia sẻ quan sát cá nhân của cô ấy rằng phụ nữ có mức độ hiểu biết về tiền điện tử thấp hơn, dẫn đến việc giảm tỷ lệ đầu tư. Şenkardeş lưu ý rằng có các nền tảng hoạt động trên toàn cầu với mục tiêu tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào ngành công nghiệp tiền điện tử với tư cách là nhà giao dịch và nhà phát triển. Cô ấy nói: “Tôi tin rằng cùng với nhận thức ngày càng cao về vấn đề kỹ thuật số không phân biệt giới tính, khoảng cách giữa các nhà đầu tư tiền điện tử nữ và nam sẽ biến mất.”
9. OpenSea NFT bị tấn công tổn thất 332 ETH
OpenSea NFT đã bị tấn công front-end với mức tổn thất 332 ETH tương đương với 800.000 USD, theo báo cáo của công ty bảo mật và theo dõi dữ liệu PeckShield. PeckShield đã lưu ý vấn đề vào đêm qua theo giờ Châu Á, tiết lộ kẻ tấn công đã nhận được 10 ETH từ Ethereum mixer TornadoCash.
Thị trường NFT dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công như vậy, có thể làm suy yếu thêm niềm tin trong bối cảnh lo ngại về vi phạm bản quyền hoặc tranh cãi hủy niêm yết. Những kẻ tấn công đã chiếm quyền kiểm soát Mutant Ape Yacht Club, Bored Ape Yacht Club (BAYC) và các bộ sưu tập Cool Cats NFT.
Một người dùng Twitter tên TBaller.eth đã bán NFT BAYC trong vụ hack với giá 0,77 ETH, thay vì giá sàn của nó là 86 ETH. Đáp lại, OpenSea cho biết qua Twitter: “Các danh sách được thực hiện cách đây khá lâu đang xuất hiện trở lại khi các mặt hàng chuyển trở lại ví của người dùng. Chúng tôi không thể hủy các đơn đặt hàng này đối với những người có danh sách, vì vậy để khắc phục sự cố, chúng tôi đã ra mắt một trình quản lý danh sách mới ngay hôm nay ”.
10. Chính phủ Myanmar muốn cấm tiền điện tử và VPN
Theo The Register, bất kỳ ai ở Myanmar bị bắt gặp sử dụng tiền điện tử hoặc mạng riêng ảo (VPN) có thể phải đối mặt với ba năm tù giam và tiền phạt nặng nếu chính phủ quân sự của đất nước thông qua luật an ninh mạng mới.
Dự luật đã được đưa ra vào ngày 13/1, dự định sẽ hình sự hóa các phương pháp được những người ủng hộ dân chủ sử dụng để tổ chức, giao tiếp và hỗ trợ.
– Sử dụng VPN mà không có giấy phép quân sự có nguy cơ bị tù từ 1 đến 3 năm và bị phạt 5 triệu Kyat (2.800 USD).
– Giao dịch qua tiền điện tử phải đối mặt với án tù từ sáu tháng đến một năm và bị phạt tiền tương tự.
– Các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải chia sẻ hồ sơ internet của công dân nếu cơ quan chức năng yêu cầu.
Sau cuộc đảo chính quân sự năm ngoái , các công dân ủng hộ dân chủ đã tận dụng VPN để trốn tránh sự giám sát và kiểm duyệt internet do quân đội áp đặt, vốn vẫn chặn quyền truy cập vào các trang mạng xã hội. Chính phủ lưu vong của Myanmar, Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG), tháng trước đã thừa nhận stablecoin Tether là một phương tiện để giao dịch bên ngoài đồng tiền pháp định do chính phủ quân sự kiểm soát, đồng Kyat.
Tổng hợp bởi Vconomics.
Tải Vconomics ngay để nhận MICS miễn phí !
Gia nhập ngay cộng đồng Vconomics để nhận thêm MICS miễn phí
Telegram – Facebook – Twitter – Medium – Tiktok – Instagram – Youtube
Website: https://vconomics.io
Email: [email protected]
VCONOMICS – NỀN KINH TẾ SỐ PHI TẬP TRUNG