Kinh tế số, Tin tức, Tin tức DeFi, Tin tức NFT

Bản tin ngày 24/12/2021: Hiệu ứng Giáng sinh đưa Bitcoin vượt lên trên mức 51.300 USD

“Hiệu ứng Giáng sinh đưa Bitcoin vượt lên trên mức 51.300 USD; Tìm kiếm toàn cầu cho cụm từ ‘NFT’ lần đầu tiên vượt qua ‘tiền điện tử’” cùng những tin tức mới nhất khác về thì trường Blockchain, NFT, DeFi,… sẽ có trong bản tin Vconomics ngày 24/12/2021. Mời các bạn đón đọc.

1. “Hiệu ứng Giáng sinh” đưa Bitcoin vượt lên trên mức 51.300 USD

Bitcoin (BTC) đang có bước chạy đà hoàn hảo cho ngày Giáng sinh khi lập đỉnh mới của tuần ở mức 51.375 USD. Đây là diễn biến mới nhất của quá trình phục hồi của BTC kể từ ngày 20/12, thời điểm đồng tiền này bắt đầu tăng kể từ mức đáy 45.500 USD.

Tuy nhiên, không có lý do rõ ràng nào đứng sau đợt tăng hiện tại khi Bitcoin đã không còn động lực để đi lên. Nhiều nhà quan sát cho rằng đây đơn thuần chỉ là “hiệu ứng Giáng sinh”, khi các nhà đầu tư châu Á tranh thủ mua vào trong lúc thị trường Mỹ và châu Âu nghỉ lễ.

Kể từ cú điều chỉnh kinh hoàng về 42.000 USD vào đầu tháng 12, đồng tiền mã hóa số 1 thế giới đã dành gần 3 tuần sau đó mắc kẹt trong khung giá từ 45.000 USD đến 51.000 USD mà không có dấu hiệu bứt phá hay tiếp tục suy giảm rõ ràng.

Xu hướng giá BTC khả năng cao đang chờ đợi những thông tin từ thị trường cả vĩ mô lẫn về tiền mã hóa để xoay chuyển, ví dụ như các động thái mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về điều chỉnh lãi suất, hay các tổ chức đầu tư lớn hay quốc gia như El Salvador tiếp tục có các khoản đầu tư vào BTC.

2. Tìm kiếm toàn cầu cho cụm từ ‘NFT’ lần đầu tiên vượt qua ‘tiền điện tử’

Các tìm kiếm toàn cầu cho cụm từ “NFT” đã vượt qua “tiền điện tử”, theo Google Trends. Lưu lượng truy cập tìm kiếm NFT tăng mạnh cho thấy dấu hiệu rõ ràng các bộ sưu tập kỹ thuật số đã gây được nhiều sự quan tâm, với các giao dịch trên OpenSea vượt qua 10 tỷ USD.

Tìm kiếm toàn cầu cho cụm từ ‘NFT’ lần đầu tiên vượt qua ‘tiền điện tử’

Sự gia tăng lớn về nhu cầu đối với NFT được thể hiện rõ trên hầu hết các lĩnh vực. Đầu tiên, các thương hiệu lớn như Nike và Adidas đang thâm nhập vào lĩnh vực metaverse NFTs. Sau đó, những người nổi tiếng như Snoop Dog, Grimes , Steve Aoki , Mila Kunis và Melania Trump đang quảng cáo bộ sưu tập NFT của riêng họ đến công chúng. Thứ ba, các trò chơi NFT như Axie Infinity và Sorare giúp người chơi có thể tìm hiểu về tiền điện tử và NFT, cũng như kiếm được một khoản tiền nhỏ để phụ trợ trong khi chơi game. Hơn nữa, số tiền thu được từ các cuộc đấu giá NFT cũng được chuyển đến các tổ chức phi lợi nhuận hoặc tổ chức từ thiện, như xây dựng trường học cho trẻ em ở Uganda. Những người nắm giữ tiền điện tử không chỉ có được những tác phẩm nghệ thuật đẹp mà ở Hoa Kỳ họ cũng có thể khấu trừ các khoản đóng góp của mình vào thu nhập để tiết kiệm thuế, dẫn đến đôi bên cùng có lợi. Cuối cùng, NFT giúp các nghệ sĩ trên toàn thế giới có thể quảng bá tài năng của họ mà không cần đến các cuộc triển lãm.

3. Nhà phân tích tiền điện tử đặt target ETH ở mức 9.000 USD trong sáu tháng tới

Trong một phỏng vấn trên Business Insider, nhà phân tích tiền điện tử tại Fundstrat, Armando Aguilar lưu ý rằng năm qua là một năm đầy biến động đối với thị trường tiền điện tử. Đã có một số đợt tăng giá và sụp đổ đã làm rung chuyển thị trường và nhà phân tích dự kiến ​ sự bất ổn này sẽ kéo dài trong năm tới. Tuy nhiên, theo quan điểm của anh ấy, năm tới sẽ không quá tệ.

Aguilar chia sẻ với Insider rằng anh ấy đang mong đợi nhiều hơn nữa sự chấp nhận từ các nhà đầu tư tổ chức vào bitcoin và mong đợi giá Ethereum tăng mạnh vào năm 2022. Anh target giá ETH là 9.000 USD vào quý 2 năm 2022. Điều này được thúc đẩy bởi sự phát triển của tài chính phi tập trung (DeFi), metaverse và NFT. Với sự tăng trưởng bùng nổ của DeFi vào năm 2021, Aguilar nhận thấy sự tăng trưởng này sẽ thu hút các nhà đầu tư tổ chức tham gia nhiều hơn vào thị trường.

“Tôi tin rằng DeFi sẽ đóng một vai trò quan trọng đối với các tổ chức vào năm tới. Nhà đầu tư tổ chức và nhỏ lẻ đã thúc đẩy DeFi lên một tầm cao mới, và xu hướng này sẽ tiếp tục lan rộng vào năm 2022” Aguilar nói.

4. SWIFT có kế hoạch thử nghiệm tài sản mã hóa trong quý 1/2022

Nhà cung cấp các dịch vụ nhắn tin tài chính toàn cầu , SWIFT, đang có kế hoạch triển khai một chương trình thử nghiệm sáng tạo vào quý đầu tiên của năm 2022 nhằm khám phá khả năng tương tác trong thị trường mã hóa tài sản. Ngoài SWIFT, những công ty tham gia khác trong sáng kiến ​​sẽ bao gồm Clearstream, Northern Trust, SETL và các công ty trong ngành khác.

SWIFT có kế hoạch thử nghiệm tài sản mã hóa trong quý 1/2022.

Các thử nghiệm, theo SWIFT, sẽ sử dụng cả Đơn vị tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) cũng như các hình thức thanh toán đã thiết lập, có thể bao gồm Đô la Mỹ, Euro, v.v. Mặc dù vốn hóa thị trường của tài sản mã hóa có vẻ nhỏ so với tiền điện tử, nhưng thị trường này dự kiến ​​sẽ tăng trên 24 nghìn tỷ USD vào năm 2027, SWIFT nói thêm.

Gần đây, một số công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu và các tài sản kém thanh khoản khác, bao gồm hàng hóa và bất động sản, đã được mã hóa.

5. Thượng nghị sĩ Mỹ sẽ đệ trình quản lý tiền mã hóa “toàn diện” trong năm 2022

Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis của bang Wyoming, một trong những quan chức cởi mở với tiền mã hóa nhất tại Thượng viện Hoa Kỳ, cho biết sẽ đệ trình một dự luật toàn diện về tiền mã hóa trong năm 2022.

Theo những thông tin ban đầu, dự luật của bà Lummis đặt mục tiêu sẽ giải quyết dấu hỏi pháp lý liên quan đến lĩnh vực stablecoin, khía cạnh mà đang nhận được rất nhiều sự chú ý từ giới chức Mỹ trong năm 2021 sau khi đã “tăng trưởng nóng” đến hơn 380%. Ngoài ra, dự luật sẽ vạch ra các quy định để giúp các cơ quan quản lý phân biệt và giám sát các loại tài sản mã hóa khác nhau, từ đó bảo vệ nhà đầu tư Mỹ. Vị thượng nghị sĩ còn mong muốn thành lập một cơ quan riêng nằm dưới cả Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) và Ủy ban Quản lý Tài sản Tương lai (CFTC) để cùng quản lý thị trường tiền mã hóa.

Trên Twitter, bà Lummis đã kêu gọi cộng đồng tiền mã hóa liên hệ với Thượng nghị sĩ đại diện cho bang của mình và yêu cầu họ ủng hộ dự luật. Chi tiết cụ thể về dự luật sẽ được công khai thêm trong năm 2022.

Bên cạnh đó, bà Lummis còn nhiều lần đứng ra bảo vệ tiền mã hóa trước các quy định hà khắc của chính quyền Mỹ. Vào tháng 8, khi Thượng viện thảo luận về điều khoản đánh thuế tiền mã hóa gây tranh cãi, theo đó đáng đồng tất cả những thành phần tham gia xử lý giao dịch crypto đều là “nhà môi giới” và phải đóng thuế, bà Lummis và một số Thượng nghị sĩ khác đã đứng ra yêu cầu sửa đổi luật. Dù thất bại và luật này sau đó đã chính thức được Tổng thống Biden phê duyệt vào đầu tháng 11, song bà Lummis ngay lập tức đã đệ trình đề xuất sửa đổi. Hành động của bà nhận được sự tán dương lớn từ cộng đồng tiền mã hóa.

6. Nhiều công ty tiền mã hóa đang rời khỏi Nhật Bản do chính sách thuế khắc nghiệt

Vào ngày 10/12, liên minh cầm quyền của Nhật Bản đã thông qua kế hoạch thuế tài chính cho năm 2022 tiếp tục thị trường crypto là đối tượng chịu thuế. Sau khi token được niêm yết trên một thị trường đang hoạt động, các tổ chức phát hành phải có trách nhiệm trả thuế ngay cả khi họ không bán. Trong đầu tháng 10, Nhật Bản cũng đã thực hiện truy thu thuế của nhà đầu tư tiền mã hóa.

Một dự án niêm yết token trên các sàn giao dịch và giữ phần còn lại trong ngân quỹ của mình cũng phải trả thuế. Nếu nhóm phát triển không có tiền để trả thuế, điều thường xảy ra với các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn đầu, thì họ buộc phải bán nhiều token hơn trên thị trường để trang trải chi phí này.

Nhiều công ty tiền mã hóa đang rời khỏi Nhật Bản do chính sách thuế khắc nghiệt

Do đó, hành động này có thể gây ảnh hưởng xấu đến cả giá token và quỹ đạo phát triển chung của dự án. Kế toán thuế Kenji Yanagisawa xác nhận thuế suất đối với nhà phát hành token là khoảng 35%. Đồng thời tuyên bố rằng chế độ thuế hiện tại sẽ không thay đổi trong ít nhất một năm nữa.

Chính sách thuế doanh nghiệp của Nhật Bản đã khiến nhiều nhà sáng lập dự án tiền mã hóa giải thể tổ chức của họ ở Nhật Bản và chuyển sang các quốc gia khác. Mai Fujimoto, người đứng đầu Gracone, một công ty tư vấn tiền mã hóa và blockchain, cho biết có đến 8 dự án đã rời khỏi Nhật Bản.

7. Thêm 2 ETF Bitcoin giao ngay bị SEC từ chối

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ đã từ chối hai ETF Bitcoin giao ngay được nộp bởi Valkyrie và Kyptoin. Được biết, hai công ty này trước đó cũng đã bị SEC từ chối các ETF mà họ đệ trình do các sản phẩm đều không đáp ứng các tiêu chuẩn của cơ quan quản lý.

Với ETF lần này, SEC đã đưa ra lý do tương tự với lần từ chối trước trước để trả lời. Cụ thể, ủy ban tin rằng các sàn giao dịch đang đóng vai trò là yếu tố quyết định giá cho tài sản, vì thế họ lo ngại thị trường sẽ dễ dàng bị thao túng, điều này đi ngược lại lợi ích của các nhà đầu tư.

Tóm lại, ủy ban tin họ không nên phê duyệt bất kỳ ETF tiền điện tử giao ngay nào cho đến khi các sàn giao dịch cho phép người dùng giao dịch các tài sản đó được quy định hoặc thậm chí trở nên tập trung hơn.

Hầu hết các chuyên gia ETF lưu ý rằng để nhận được sự chấp thuận của SEC, tiền điện tử hoặc tài sản kỹ thuật số rất có thể phải được tập trung và quản lý bởi một tổ chức làm việc theo luật tại Mỹ. Điều này đi ngược lại tất cả các nguyên tắc của tiền điện tử – phân quyền, phi tập trung.

8. 100% hodlers MATIC đang lãi khi cá voi thu mua 1 triệu token

Theo phân tích của IntoTheBlock, 100% người nắm giữ MATIC đang có lợi nhuận sau đợt tăng mới nhất. Cá voi Ethereum xếp hạng 2 trong số 1.000 ví ETH lớn nhất đã mua 1 triệu MATIC, tương đương trị giá 2.690.000 USD. Theo WhaleStats, MATIC là đồng coin được những con cá voi Ethereum chú ý khi nó là một trong 10 tài sản nắm giữ hàng đầu và 10 token được mua nhiều nhất trong 24 giờ qua. Chỉ báo IntoTheBlock’s In/Out cho thấy 100% người nắm giữ MATIC đang có lãi ở mức giá 2,63 USD.

100% hodlers MATIC đang lãi khi cá voi thu mua 1 triệu token.

MATIC giao dịch ở mức 2,52 USD vào thời điểm viết bài và được xếp hạng thứ 14 theo vốn hóa thị trường. Polygon (MATIC) tăng 13.765,4% trong năm nay, theo dữ liệu của CoinGecko.

9. Một nhân viên biển thủ 154 triệu USD của công ty để mua Bitcoin

Bộ Tư pháp Mỹ cho biết đang thụ lý đơn khiếu nại liên quan đến một vụ biển thủ tiền công ty để mua Bitcoin. Theo nguồn tin từ Decrypt, Rei Ishii là nhân viên của Sony đã biển thủ tiền của công ty để mua 3.800 Bitcoin. Khoản tiền mà người nhân viên này đã biển thủ lên tới 154 triệu USD. Vụ việc được phát hiện khi FBI tổ chức một cuộc điều tra cướp tài sản liên quan đến Sony.

Bộ Tư pháp Mỹ cho biết khoản tiền này đã bị cơ quan quản lý thu giữ vào 1/12. Số tiền sẽ được trả về cho công ty Nhật Bản sau quá trình điều tra. Theo điều tra, Rei Ishii đã làm giả các giao dịch, khiến tiền bị chuyển từ tài khoản của công ty Sony sang tài khoản mà Rei Ishii nắm giữ tại một ngân hàng ở California.

Randy Grossman, công tố viên liên bang nói rằng: “Bạn không thể lợi dụng sự ẩn danh của tiền điện tử để che giấu hành vi phạm pháp trước cơ quan pháp luật. Mỹ luôn phối hợp với các nước để ngăn chặn tội phạm sử dụng tiền điện tử cho mục đích xấu và thu hồi các khoản tiền bị đánh cắp”.

10. Công ty con Tập đoàn kiểm toán tỷ USD mua lô đất ở The Sandbox

PwC Hong Kong, một công ty con của tổ chức quốc tế PricewaterhouseCoopers (PwC), hôm thứ Năm đã công bố sự xuất hiện của mình trong không gian metaverse với việc mua LAND trong thế giới The Sandbox. Mặc dù giá LAND không được tiết lộ, PwC Hong Kong dự định xây dựng một trung tâm tư vấn Web 3.0 để tạo dịch vụ chuyên nghiệp mới, bao gồm cả kế toán và thuế.

Tổ chức toàn cầu PwC, có trụ sở chính tại London, Vương quốc Anh, đã ghi nhận doanh thu 45 tỷ USD từ tháng 6 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021, tăng 2% so với năm trước. PwC, là một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới hiện nay cùng với Deloitte, Ernst & Young và KPMG.

William Gee, một đối tác tại PwC Hong Kong, tuyên bố rằng tổ chức này sẽ tìm cách “tận dụng chuyên môn để tư vấn cho khách hàng” trên metaverse, gọi công nghệ này là một “hiện tượng kỹ thuật số”. Giám đốc điều hành của The Sandbox Sebastien Borget đã chia sẻ sự hào hứng của mình đối với việc PwC Hong Kong tham gia vào nền tảng này: “Metaverse mở cửa cho các hoạt động kinh doanh. Chúng tôi hoan nghênh PwC Hong Kong trải nghiệm cách The Sandbox thúc đẩy cách thức mới để các thương hiệu kết nối với khách hàng.”

Theo dữ liệu từ DappRadar, The Sandbox đã có 4.450 người dùng trong 30 ngày qua, trong khi SAND, có giá 5,84 USD, đã giảm gần 30% so với mức cao nhất mọi thời đại vào tháng trước.

Tổng hợp bởi Vconomics

Tải Vconomics ngay để nhận MICS miễn phí !

Gia nhập ngay cộng đồng Vconomics để nhận thêm MICS miễn phí

TelegramFacebookYoutubeRedditMediumTwitter

Website: https://vconomics.io

Email: [email protected]

VCONOMICS – NỀN KINH TẾ SỐ PHI TẬP TRUNG

Previous ArticleNext Article

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *