Kinh tế số, Tin tức, Tin tức DeFi, Tin tức NFT

Bản tin ngày 16/08/2021: Việt Nam dần xuất hiện trên bản đồ tiền điện tử thế giới

Vconomics-Vietnam-crypto

Không chỉ có tỷ lệ người chấp nhận tiền điện tử cao nhất, Việt Nam còn được biết đến là đất nước có nhiều nhân tài trẻ tuổi trong lĩnh vực lập trình game NFT và sáng tạo NFT nghệ thuật. Thông tin chi tiết sẽ được bật mí trong Bản tin tổng hợp Vconomics ngày 16/08/2021. Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Việt Nam là nước có tỷ lệ chấp nhận tiền điện tử cao nhất

Trang Finder.com vừa kết thúc cuộc khảo sát về việc chấp nhận tiền điện tử ở 27 quốc gia trong khu vực châu Âu, châu Á và châu Mỹ.

Theo Finder, Việt Nam, Ấn Độ và Indonesia là 3 nước đang dẫn đầu về việc áp dụng tiền điện tử, nơi có tỷ lệ % người tham gia thị trường tiền điện tử ở mức cao.

Cụ thể, trong cuộc khảo sát với 42.000 người trên 27 quốc gia, Finder cho biết Việt Nam có tỷ lệ chấp nhận tiền điện tử cao nhất, với 41% người được hỏi khẳng định rằng họ đã mua tiền điện tử, trong đó 20% người Việt Nam cho biết họ đã mua Bitcoin – đây là mức cao nhất trong số tất cả các quốc gia được thăm dò ý kiến.

Mặc dù tỉ lệ vượt trội ở Việt Nam có thể gây ngạc nhiên đối với một số người, nhưng khảo sát của Finder đã chứng thực các dữ liệu khác để cho thấy rằng, quốc gia hình chữ S này đang đứng Top đầu khi nói đến việc áp dụng tiền điện tử. Theo báo cáo, Việt Nam đứng thứ 13 trong danh sách các quốc gia kiếm tiền nhiều nhất từ Bitcoin trong năm 2020, mặc dù chỉ là nền kinh tế lớn thứ 53 dựa trên tổng số sản phẩm quốc nội.

2. Hoạ sĩ Việt Nam kiếm nửa tỷ đồng từ 1 bức tranh NFT

Hoạ sĩ Xèo Chu, 14 tuổi, vừa bán đấu giá thành công bức tranh NFT đầu tiên trên nền tảng Binance với giá 22.899 USD (527 triệu đồng).

Ngày 6/8, bức tranh NFT đầu tay tên Hoa mai may mắn của Xèo Chu được đấu giá thành công trên sàn giao dịch Binance NFT với giá quy đổi gần 23 nghìn USD. Theo đại diện Binance, đây là bức tranh có giá cao nhất đến từ Việt Nam trên sàn NFT này.

Chia sẻ về tác phẩm nghệ thuật số đầu tay được đấu giá thành công, Xèo Chu nói: “Không gian NFT là một thế giới hoàn toàn mới. Tôi vô cùng hào hứng khi thấy tác phẩm nghệ thuật của mình vượt ra ngoài ranh giới vật lý thông thường để tiếp cận những người yêu mến”. Toàn bộ số tiền đấu giá được từ bức tranh NFT đầu tay sẽ được Xèo Chu dùng cho mục đích từ thiện.

Xèo Chu và những tác phẩm hội họa của mình. (Nguồn: Vnexpress)

3. Cậu bé 12 tuổi người Anh kiếm hơn 160.000 USD từ hình vẽ cá voi

Benyamin Ahmed, một cậu bé 12 tuổi sống tại London đã tạo ra một dự án sưu tầm NFT có tên là “Những chú cá voi kỳ lạ” (Weird Whales). Cậu bé đã phát hành 3350 con cá voi, bao gồm một loạt các biểu tượng cá voi với phong cách pixel, mỗi con có giá 0,025 ETH.

Weird Whales đã trở nên nổi tiếng và đem lại cho Ahmed 80 đồng ETH trong khoảng 9 giờ đồng hồ. Ngoài ra, cậu bé chia sẻ cậu còn kiếm được 2,5% tiền hoa hồng mỗi lần những chú “cá voi” này được bán lại.

Ahmed nhấn mạnh là cậu sẽ chưa tiêu vội số tiền trên. “Thay vào đó, cháu sẽ giữ những đồng Ethereum này và chờ chúng lên giá”, cậu bé cho biết.

4. Khối lượng giao dịch NFT trên OpenSea tăng vọt

Khối lượng giao dịch NFT trên marketplace OpenSea đã tăng vọt kể từ đầu tháng 8.

Cụ thể, sàn giao dịch đã đạt khối lượng gần 800 triệu USD kể từ đầu tháng, theo dữ liệu từ The Block Research. Trong khi đó, thị trường chỉ đạt 284,2 triệu USD trong tháng 7 và 125.2 triệu USD trong tháng 6.

Bên cạnh đó, dữ liệu do DappRadar công bố cũng cho thấy mức độ tăng trưởng của OpenSea trong những ngày gần đây. Theo trang web, OpenSea đạt khoảng 10.8 triệu USD khối lượng giao dịch với gần 20.000 giao dịch mỗi ngày. Trong 30 ngày qua, OpenSea đã thu về khối lượng giao dịch lên đến 1.17 tỷ USD, tương đương 369.300 ETH tại thời điểm viết bài.

5. Axie Infinity đạt mốc 1 triệu người chơi mỗi ngày chỉ trong 3 tháng, có tiềm năng trở thành đối thủ của cả Facebook, TikTok

Từ một tựa game online bình thường, Axie Infinity đang trở thành cơn sốt khi dựa vào mô hình “Play-to-Earn”, để người chơi có thể kiếm được tiền thực thay vì chỉ biết nạp tiền vào và chơi giống như các tựa game online khác.

Chỉ trong khoảng 2 tháng, số người chơi thường xuyên hàng ngày tăng từ 350.000 lên 1.000.000 người. Băng thông truy cập trên web cũng tăng từ 4,7 triệu lượt trong tháng 6 lên 22,6 triệu lượt vào tháng 7. Chỉ tính riêng doanh thu trong 7 ngày đầu tháng Tám đã đạt 85 triệu USD.

Không chỉ dựa vào sự gắn kết chặt chẽ giữa người chơi với tựa game, đội ngũ phát triển Axie Infinity còn ra mắt Lunacia SDK, bộ công cụ cho phép những người sở hữu các mảnh đất ảo trong game có thể tự tạo nên trò chơi riêng và thu hút những người chơi khác tham gia.

Điều này sẽ giúp Axie Infinity liên tục được bổ sung thêm các nội dung mới mà đội ngũ phát triển không phải can thiệp vào. Cũng tương tự như khả năng kiếm tiền trong game, các nội dung mới sẽ giúp thu hút thêm người chơi mới và ngược lại, càng đông người chơi sẽ càng có nhiều nội dung hấp dẫn hơn. Điều này cũng tương tự cách TikTok, Facebook hay Instagram trở thành trào lưu khi họ cho phép người dùng tự tạo nội dung mới và chia sẻ nó với người khác.

Axie Infinity có tiềm năng trở thành đối thủ của cả Facebook, TikTok. (Nguồn: Vnexpress)

6. Công nghệ Blockchain gia tăng tính tin cậy của báo chí

Công nghệ blockchain có thể nâng cao độ tin cậy cho các tổ chức truyền thông và báo chí, bảo đảm niềm tin của người đọc với thông tin.

Năm 1991, hai nhà nghiên cứu Stuart Haber và W. Scott Stornetta đã dự đoán trước về những nghi vấn sẽ xuất hiện trong thế giới kỹ thuật số, xoay quanh vấn đề tác quyền và tính xác thực. Giải pháp của Haber và Stornetta là đóng dấu thời gian (time stamp) vào dữ liệu. Thay vì gửi thông tin và tài liệu đến các dịch vụ đóng dấu, nơi chúng có thể bị can thiệp, hai nhà nghiên cứu đề xuất đóng dấu thời gian cho dữ liệu bằng những hàm băm (hash). Các hàm hash có thể được gửi đến dịch vụ lưu trữ và gắn chặt với một phiên bản nhất định của tài liệu đó, đồng thời được lưu trữ trên sổ cái công khai và phi tập trung. Đây chính là nguyên lý hoạt động của blockchain, vốn khởi đầu bởi nhu cầu bảo vệ tính chính xác của các nội dung.

Đóng dấu thời gian có thể là giải pháp để chứng thực tác quyền cũng như tăng tính minh bạch và tin cậy cho các bài viết trên báo chí. Điều này sẽ ngăn các bên trung gian điều chỉnh nội dung bài viết trước khi nó đến với người đọc, đồng thời tăng niềm tin của độc giả vào tin tức.

7. Cố vấn của Tổng thống Colombia: “Bitcoin là phần mềm tuyệt vời nhất”

Trong cuộc phỏng vấn mới đây với CryptoPotato, Castro Sierra – Cố vấn của Tổng thống Colombia, đã giải thích rằng ông tiếp cận Bitcoin ở góc độ là một người yêu thích tiền điện tử, chứ không phải là một chính trị gia.

Con đường sự nghiệp của ông có mối liên hệ sâu sắc với ngành công nghiệp phần mềm. Đây cũng là “cầu nối” giúp ông biết đến Bitcoin nhiều năm trước. Trên thực tế, ông gọi đồng coin vua là “phần mềm tuyệt vời nhất từng xuất hiện”.

Ông cho biết thêm rằng, Colombia đã bắt đầu tập trung hơn vào BTC và các loại tiền ảo khác. Castro Sierra cũng thừa nhận một số rủi ro tiềm ẩn của tiền điện tử, nhưng tin rằng cuối cùng nó sẽ “mang lại những khoản đầu tư mới”.

Colombia ngày càng quan tâm tới tiền mã hóa. (Nguồn: askafreemason)

8. Hàn Quốc thí điểm tiền kỹ thuật số trên điện thoại Samsung Galaxy

Theo tờ The Korea Times, ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) đang thí điểm 1 loại tiền kỹ thuật số thông qua dòng điện thoại thông minh Samsung Galaxy của tập đoàn công nghệ khổng lồ Samsung Electronics.

BoK thông báo sẽ tổ chức đấu thầu để chọn ra nhà cung cấp công nghệ cho CBDC hồi tháng 5 năm nay. Sau khi kết thúc phiên đấu thầu, hợp đồng đã được trao cho Ground X, một công ty con chuyên về blockchain của gã khổng lồ truyền thông Hàn Quốc Kakao.

Nếu thí điểm thành công, Hàn Quốc sẽ là một trong những quốc gia đầu tiên cung cấp giải pháp thay thế CBDC cho các dịch vụ như Apple Pay và Google Pay, kích hoạt thanh toán điện thoại không tiếp xúc mà không cần kết nối Internet.

9. Walmart lấn sân sang lĩnh vực tiền điện tử

Walmart – Tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới – đang ra sức chiêu mộ nhân tài để chuẩn bị kế hoạch gia nhập thị trường tiền điện tử. Họ cho biết sẽ tham gia lĩnh vực crypto nhưng hiện không tiết lộ cụ thể sẽ tham gia mảng gì.

Được biết, trên LinkedIn, bộ phận tuyển dụng của Walmart đã đăng tải thông tin tuyển dụng vị trí giám đốc chiến lược tiền mã hóa. “Chúng tôi đang tìm kiếm một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa và am hiểu về hệ sinh thái tiền điện tử. Người này sẽ đưa ra chiến lược phát triển cho các sản phẩm sắp tới của công ty”, Walmart cho biết.

Ngoài ra, vị trí này còn yêu cầu phải có kiến thức về công nghệ Blockchain, đồng thời có kinh nghiệm trong việc xây dựng các mối quan hệ đầu tư và đối tác liên quan đến tiền điện tử.

Walmart lấn sân sang lĩnh vực tiền điện tử. (Nguồn: blogtienao)

10. Polygon chi 250 triệu USD mua lại Hermez Network

Polygon đã mua lại Hermez Network – một giải pháp mở rộng Ethereum dựa trên ZK-Rollups – với giá 250 triệu USD. Theo TheBlock, sau khi hoàn tất thương vụ, hai token là MATIC và HEZ sẽ tiến hành hợp nhất với nhau.

Đại diện Polygon cho biết, các dịch vụ của Hermez sẽ được hợp nhất và tích hợp vào Polygon với tên gọi mới là Polygon Hermez. Ngoài ra, 26 nhân viên của Hermez cũng sẽ tham gia làm việc cùng 80 người của Polygon. Từ giờ hai đội sẽ làm việc chung với nhau.

“Theo tôi hiểu, đây là sự hợp nhất toàn diện đầu tiên của các mạng blockchain, nơi một mạng sẽ hấp thụ hoàn toàn mạng kia, bao gồm cả token của nó”, đồng sáng lập Polygon – ông Mihailo Bjelic nói.

Tổng hợp bởi Vconomics.


Tải Vconomics ngay để nhận MICS miễn phí !

Gia nhập ngay cộng đồng Vconomics để nhận thêm MICS miễn phí

TelegramFacebookYoutubeRedditMedium

Website: https://vconomics.vn

Email: [email protected]

VCONOMICS – NỀN KINH TẾ SỐ PHI TẬP TRUNG

Previous ArticleNext Article