Binance Labs tuyên bố đầu tư vào Coin98, Airbnb dự định hỗ trợ thanh toán bằng tiền điện tử,… cùng những tin tức mới nhất khác trong thị trường NFT, DeFi,… sẽ có trong bản tin Vconomics ngày 06/01/2022.
1. Binance Labs tuyên bố đầu tư vào Coin98
Mới đây trên trang Twitter chính thức của mình, Binance Labs đã công bố khoản đầu tư chiến lược vào Coin98 để phát triển DeFi trong Hệ sinh thái BSC. Binance Labs cho biết Coin98 là một nền tảng DeFi all-in-one có thể giúp kết nối hàng triệu người dùng TradFi với DeFi.
Việc Binance Labs đầu tư vào Coin98 là để phát triển DeFi trong Hệ sinh thái BSC, quỹ đầu tư này kỳ vọng Coin98 sẽ đẩy nhanh sự phát triển của BSC và đóng góp vào hệ sinh thái BSC bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng DeFi bao gồm NFT Marketplace, token launch platform, AMM trên Binance Smart Chain và làm cho DeFi trên BSC có thể truy cập được cho tất cả mọi người.
Để hỗ trợ Coin98, Binance Labs đã cam kết sẽ cung cấp cho đội ngũ Coin98 các công nghệ, tư vấn và dịch vụ cần thiết. Người đứng đầu Binance Labs, Bill Chin, cho biết: “Chúng tôi hy vọng Coin98 có thể đóng góp vào sự phát triển của DeFi trong hệ sinh thái BSC thông qua khoản đầu tư này. Có rất nhiều tính năng chúng tôi mong muốn Coin98 sẽ ra mắt và có lẽ người dùng của hệ sinh thái BSC cũng sẽ hào hứng với những tính năng này”.
Ngay sau tin tức trên được công bố, giá C98 đã tăng gần 20%, hiện đang giao dịch quanh ngưỡng 2.80 USD.
2. Airbnb dự định hỗ trợ thanh toán bằng tiền điện tử
Giám đốc điều hành của Gã khổng lồ dịch vụ lưu trú Airbnb đã tiết lộ trên Twitter rằng công ty dự định thanh toán bằng tiền điện tử. Cụ thể, vào ngày 3/1, Chesky đã hỏi những người theo dõi Twitter của mình về các đề xuất liên quan đến Airbnb. Sau khi đọc lướt qua hàng nghìn tweet, anh ấy kết luận rằng tiền điện tử rõ ràng đang dẫn đầu. Tiếp đến là hiển thị giá rõ ràng, chương trình khách hàng thân thiết, phí dọn dẹp và dịch vụ khách hàng cần được cải thiện.
Chesky còn nói thanh toán bằng điện tử trong tương lai ở Airbnb sẽ không bị giới hạn ở một hoặc hai token. Hiện tại, Airbnb chấp nhận Visa, MasterCard, Apple Pay, Google Pay và PayPal. Hồi tháng 9, Chesky nói với Fox Business rằng Airbnb đã nhận được rất nhiều yêu cầu liên quan đến việc thanh toán bằng tiền điện tử: Điều thú vị là CEO của Coinbase, Brian Armstrong, một trong những người giàu nhất thế giới, lại là một cựu nhân viên của Airbnb.
Sự xoay trục sang tiền điện tử gần đây của Airbnb diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh từ các dự án dựa trên blockchain phi tập trung như Dtravel, một dịch vụ cho thuê kỳ nghỉ du lịch được ra mắt bởi Travala.com.
3. Goldman Sachs nhận định Bitcoin sẽ sớm đạt 100.000 USD
Gã khổng lồ ngân hàng Hoa Kỳ ước tính Bitcoin hiện chiếm 1/5 kho giá trị toàn cầu. Do đó, giá Bitcoin có thể đạt đến lãnh thổ sáu con số nếu nó tiếp tục lấn át thị phần của vàng. Cụ thể, cuối tháng 12, Tom Lee của Fundstrat đã dự đoán “đồng coin vua” có thể tăng vọt lên 200.000 USD. Trong khi đó, nhà truyền bá Bitcoin Max Keizer nhận thấy giá có thể chạm mức 220.000 USD trong năm nay do hashrate của mạng đang phát triển nhanh chóng.
Tuy nhiên, nhà đầu tư huyền thoại Ray Dalio lại nhận thấy khả năng tăng giá hạn chế của Bitcoin. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Lex Fridman, ông dự đoán giá đồng tiền điện tử hàng đầu khó có thể vượt quá 20% vốn hóa thị trường vàng (không bao gồm đồ trang sức và lượng vàng được nắm giữ bởi ngân hàng trung ương). Trái lại, CEO của MicroStrategy – Michael Saylor nhận thấy giá Bitcoin hoàn toàn có thể tăng lên 600.000 USD.
Trong khi Bitcoin đã tăng mạnh vào năm ngoái, hiệu suất của tài sản này vẫn giảm sút so với phần lớn các altcoin và thậm chí là cổ phiếu của một số công ty lớn. Joe Weisenthal, host của podcast Odd Lots, gần đây đã lưu ý cổ phiếu Apple thực sự hoạt động tốt hơn Bitcoin trong năm 2021 dù mức biến động thấp hơn đáng kể. Lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro của Bitcoin thấp hơn nhiều so với bất động sản và chỉ số S&P 500.
4. Các quỹ đầu tư đã rót 9,3 tỷ USD vào tiền mã hóa vào năm 2021
Quỹ tiền mã hóa của tổ chức đã thu hút nguồn tiền vào kỷ lục vào năm 2021, khi nhu cầu tăng mạnh đối với các tài sản phổ biến trên thị trường crypto như Bitcoin (BTC) và Ethereum (ETH), đã tiếp tục chứng minh hiệu suất vượt trội của mình so với tài sản đầu tư truyền thống như cổ phiếu chứng khoán hay vàng.
Cụ thể, dòng vốn đầu tư đạt 9,3 tỷ USD vào năm 2021, tăng 36% so với năm 2020. Trong khi so sánh với mức tăng tính từ năm 2019 đến năm 2020, thì năm 2021 cao hơn đáng kể đến 806%. Tổng tài sản đang được quản lý (AUM) kết thúc năm ở 62,5 tỷ USD, hoàn toàn áp đảo 2,8 tỷ USD vào cuối năm 2019.
Tổng số coin ở dạng sản phẩm đầu tư đã mở rộng từ 9 lên 15. 37 sản phẩm đầu tư khác được tung ra vào năm 2021 so với 24 vào năm 2020 và hiện tại tổng số đã lên đến 132. Điều này càng làm rõ hơn bức tranh bùng nổ nhanh chóng và tính phổ biến của tài sản mã hóa.
5. Mức định giá của OpenSea hiện là 13 tỷ USD
Theo The Block, OpenSea đang rất nỗ lực trong việc kêu gọi vốn đầu tư mới và mục tiêu của họ trong năm nay là mức định giá công ty 15 tỷ USD. Mục tiêu này sẽ sớm đạt được khi mới đây OpenSea vừa huy động thành công 300 triệu USD trong vòng gọi vốn Series C do quỹ đầu cơ Coatue Management dẫn đầu. Vòng huy động Series C đã giúp OpenSea nâng mức định giá công ty lên 13 tỷ USD, đây là một con số cực kỳ ấn tượng đối với một công ty tiền điện tử mới chỉ hoạt động hơn 4 năm – theo tờ Newcomer cho biết. Đồng sáng lập và giám đốc điều hành của OpenSea, Devin Finzer, đã lên tiếng xác nhận: “Đợt huy động lần này rất thành công. Chúng tôi dự định dùng số tiền này để nâng cao dịch vụ hỗ trợ khách hàng, tuyển dụng thêm nhân viên, phát triển thêm sản phẩm và cãi tiến lại hệ thống bảo mật. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang lên kế hoạch đầu tư vào NFT và Web 3.0”
Việc nhận được nguồn vốn mới sẽ giúp OpenSea nâng cao vị thế trước các đối thủ khác. Coinbase đang chuẩn bị những bước thử nghiệm cuối cùng trước khi tung ra NFT marketplace riêng, trong khi đó FTX cũng tuyên bố rằng họ sẽ mở rộng phạm vi hoạt động NFT marketplace của họ trong năm nay.
6. Moneygram mua 4% cổ phần của công ty máy ATM tiền điện tử
Mạng lưới chuyển tiền MoneyGram hiện có một khoản đầu tư nhỏ vào nhà điều hành ATM tiền điện tử Coinme sau vòng gọi vốn Series A. Trong một thông báo hôm thứ Tư, MoneyGram cho biết họ đã mua khoảng 4% cổ phần Coinme – hơn 764.000 USD, với mức định giá 19,1 triệu USD vào tháng 6.
“Chúng tôi tiếp tục lạc quan về những cơ hội lớn tồn tại trong thế giới tiền điện tử ngày càng phát triển và khả năng hoạt động như một cầu nối để kết nối tài sản kỹ thuật số với tiền pháp định”, Giám đốc điều hành MoneyGram, Alex Holmes cho biết. “Khoản đầu tư vào Coinme tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác và nêu bật tầm nhìn chung về việc mở rộng quyền truy cập vào tài sản kỹ thuật số và tiền điện tử. ”
Hiện tại, người dùng MoneyGram có trụ sở tại Hoa Kỳ có thể trao đổi Bitcoin và tiền điện tử của họ để lấy tiền mặt tại các điểm bán hàng. Trang web của Coinme báo cáo hơn 23.000 điểm ATM ở Hoa Kỳ, bao gồm MoneyGram và Coinstar.
7. Tether đóng băng một địa chỉ ví chứa 1 triệu USD
Nhà phát hành Stablecoin, Tether, mới đây đã đóng băng số USDT trị giá hơn 1 triệu USD. Số USDT này nằm trong một địa chỉ ví và hiện đã bị Tether đưa vào danh sách đen ngày 30/12/2021. Nếu bị Tether đưa vào danh sách đen, số dư USDT của địa chỉ sẽ ngay lập tức bị đóng băng và chủ sở hữu địa chỉ sẽ không thể làm gì được. Không rõ ai là chủ sở hữu địa chỉ này. Khi được hỏi, Tether từ chối trả lời vì đây là quyền riêng tư.
Về lý do đóng băng, Tether chỉ nói rằng công ty thường xuyên phải làm việc với các cơ quan quản lý và cơ quan thực thi pháp luật trên toàn thế giới, nếu phát hiện trường hợp nào liên quan đến hack hay lừa đảo, họ sẽ lập tức đóng băng số USDT để chờ cơ quan có thẩm quyền điều tra. “Thông qua việc đóng băng các địa chỉ chứa USDT có liên quan đến hoạt động phạm pháp, chúng tôi còn có thể giúp khôi phục các khoản tiền bị hacker đánh cắp hoặc bị xâm phạm”, người phát ngôn của Tether cho biết.
Cho đến nay, đã có hơn 500 địa chỉ bị Tether đưa vào danh sách đen.
8. Solana tiếp tục gặp sự cố mạng, hiệu suất bị giảm sút
Chuỗi khối Solana đã gặp phải sự cố thứ ba chỉ trong vài tháng gần đây, làm tắc nghẽn mạng và khiến các giao dịch không hoàn thành. Hiện người dùng đang tranh luận xem liệu đó có phải là do một cuộc tấn công DDos khác gây ra hay chỉ đơn giản là một sự cố nhỏ.
Quy mô và bản chất của vụ việc khó được xác định. Coinbase, Wu Blockchain và Redditors báo cáo rằng đã có một sự cố khiến mạng chậm lại và giao dịch không thành công. Tuy nhiên, người đồng sáng lập Solana Labs, Anatoly Yakovenko phủ nhận việc bị tấn công DDoS trong sự cố này. Vụ việc xảy ra chỉ chưa đầy một tháng sau một cuộc tấn công hồi đầu tháng 12.
Theo Wu Blockchain, mạng Solana đã tạm ngừng hoạt động trong khoảng 4 giờ vào sáng sớm ngày 4/1 theo giờ UTC do một cuộc tấn công DDoS rõ ràng. Trong khi đó, Solana.Status cho thấy mạng vẫn hoạt động bình thường trong khoảng thời gian đó.
Coinbase cũng đã cung cấp một báo cáo sự cố trong 24 giờ qua về “hiệu suất bị suy giảm” của mạng Solana dẫn đến việc rút SOL không thành công trên sàn giao dịch tiền điện tử.
9. Bitcoin lao xuống dưới 43.000 USD khi Phố Wall sụp đổ
Thị trường tiền điện tử lao dốc trong một ngày ảm đạm trên Phố Wall, đưa giá Bitcoin xuống mức thấp chưa từng thấy trong 3 tháng. Vài giờ trước, BTC được giao dịch trong phạm vi trên 46.000 USD. Bắt đầu vào khoảng 2:40 giờ Việt Nam, giá của BTC đã giảm xuống còn 45.000 USD.
Giá tiếp tục giảm trong hai giờ tiếp theo, với giá hiện tại khoảng 43.000 USD vào thời điểm viết bài. Dữ liệu của Coinglass cho thấy 500 triệu USD bị thanh lý diễn ra chỉ trong 4 giờ qua. Sự sụt giảm của tiền điện tử diễn ra đồng thời với mức giảm 1,9% của S&P và mức giảm 3% của NASDAQ.
Sự sụt giảm trên toàn thị trường có thể được thúc đẩy bởi tin đồn rằng FED bắt đầu tăng lãi suất vào đầu năm nay để chống lạm phát. Lạm phát của Mỹ là 6,8% trong tháng 11 – mức cao nhất trong gần 40 năm.
Bitcoin đã phản ứng tốt với các số liệu thống kê lạm phát trước đây, được công nhận là một hàng rào chống lạm phát . Vào tháng 11, Bitcoin đã chạm mức cao nhất mọi thời đại sau khi con số lạm phát của tháng 10 được công bố. Đồng coin này đã bị mắc kẹt trong tình trạng lấp lửng kể từ đợt thanh lý vào tháng trước, giảm xuống còn 50.000 USD.
10. Kazakhstan mất Internet khiến tỷ lệ băm Bitcoin giảm 13,4%
Vào thứ Tư, Kazakhstan, quốc gia đứng thứ hai trên thế giới về tỷ lệ băm khai thác Bitcoin (BTC), đã trải qua tình trạng bất ổn chính trị chưa từng có do giá nhiên liệu tăng mạnh. Động thái này đã giáng một đòn mạnh vào hoạt động khai thác Bitcoin ở quốc gia này. Theo dữ liệu được tổng hợp bởi YCharts.com, tỷ lệ băm tổng thể của mạng Bitcoin đã giảm 13,4% sau khi internet ngừng hoạt động, từ khoảng 205.000 petahash mỗi giây (PH/s) xuống 177.330 PH/s. Kazakhstan chiếm 18% hoạt động băm của mạng Bitcoin.
Chỉ vài ngày trước đó, chính phủ Kazakhstan đã dỡ bỏ giới hạn giá của khí hóa lỏng được sử dụng làm nhiên liệu ô tô để phù hợp với điều kiện thị trường, khiến giá tăng gấp đôi chỉ sau một đêm, làm bùng lên các cuộc biểu tình bạo lực.
Internet vẫn chưa thể truy cập được ở Kazakhstan. Hiệp hội Công nghiệp Trung tâm Dữ liệu & Blockchain của Kazakhstan dự kiến quốc gia này sẽ tạo ra 1,5 tỷ USD từ hoạt động khai thác tiền điện tử hợp pháp (và 1,5 tỷ đô la bất hợp pháp khác) trong 5 năm tới.
Giá năng lượng thấp của Kazakhstan đã thu hút các tổ chức trong nước và nước ngoài thành lập mỏ khai thác Bitcoin .Xăng, điện ở Kazakhstan chi phí trung bình chỉ có $ 0,055 mỗi kWh cho các doanh nghiệp, trong khi đó các doanh nghiệp ở Mỹ phải trả 0,12 USD cho mỗi kWh.
Tổng hợp bởi Vconomics
Tải Vconomics ngay để nhận MICS miễn phí !
Gia nhập ngay cộng đồng Vconomics để nhận thêm MICS miễn phí
Telegram – Facebook – Twitter – Medium – Tiktok – Instagram – Youtube
Website: https://vconomics.io
Email: [email protected]
VCONOMICS – NỀN KINH TẾ SỐ PHI TẬP TRUNG