Tiền kỹ thuật số là lĩnh vực ngày càng được đầu tư một cách bài bản và mang tính chiến lược bởi các tập đoàn lớn trên thế giới. Bản tin ngày 03/08/2021 sẽ đề cập những khía cạnh đa chiều của các chủ đề liên quan đến nền kinh tế số như NFT, DeFi, blockchain, crypto…. Mời các bạn cùng đón đọc!
1. Bithumb hợp tác chiến lược với Đại học Sogang
Bithumb – sàn giao dịch tiền điện tử của Hàn Quốc, bắt đầu hợp tác chiến lược với Đại học Sogang. Hôm nay, Bithumb cho biết họ đã ký một biên bản ghi nhớ (MOU) với Đại học Sogang để chuyển giao công nghệ.
Theo thông báo chính thức, cả hai bên sẽ chia sẻ chiến lược kinh doanh dựa trên blockchain. Điều này bao gồm bí quyết và lời khuyên dịch vụ. Ngoài ra, họ sẽ tham gia vào nghiên cứu kiến trúc công nghệ hội tụ cấp cao. Đại diện hai bên đã thảo luận vấn đề tiếp thị để cung cấp dịch vụ tiện ích thông qua thỏa thuận này.
Thỏa thuận sẽ kéo dài trong khoảng một năm, bắt đầu từ tháng 8/2021 đến tháng 7 năm sau. Báo cáo cũng cho biết thêm, các bên sẽ thảo luận trường hợp gia hạn hợp đồng trong tương lai.
2. Hội nghị thượng đỉnh Sudan Fintech Summit sẽ diễn ra từ ngày 18 – 19/08/2021
Sudan Fintech Summit là nơi tạo nên các cơ hội kết nối năng lượng và tạo điều kiện đối thoại đa bên giữa các giám đốc điều hành cấp cao, các chuyên gia hàng đầu trong ngành, các nhà hoạch định chính sách và các quan chức chính phủ. Điều này thúc đẩy hợp tác, thảo luận về những thách thức hiện tại, cơ hội kinh doanh, phát triển chiến lược thị trường, chia sẻ kiến thức và xác định các giải pháp nhằm định hình tương lai của ngành fintech.
Hoạt động ngân hàng dựa trên tương lai của fintech có thể là một thời điểm đột phá đối với Sudan khi nước này xây dựng cầu nối và gia nhập lại hệ thống tài chính toàn cầu. Sự nổi lên như vũ bão của fintech đã thay đổi cuộc sống và nền kinh tế. Ở Sudan, đại dịch đã thúc đẩy các giải pháp ngân hàng bán lẻ kỹ thuật số. Bằng chứng là số lần chuyển tiền giữa các cá nhân tăng 64% và tại điểm bán hàng tăng 43%. Năm qua, các dịch vụ ngân hàng điện tử đã chuyển hơn 36 tỷ đô la Mỹ, bao gồm cả thanh toán bù trừ séc và chuyển khoản của khách hàng cá nhân.
Sự hợp tác giữa các ngân hàng và các công ty khởi nghiệp fintech sẽ là công cụ thúc đẩy nền kinh tế số, đặt trọng tâm đặc biệt vào việc hỗ trợ các công ty khởi nghiệp tại Hội nghị thượng đỉnh Fintech Sudan.
3. 11 sàn giao dịch tiền điện tử sẽ phải ngừng hoạt động ở Hàn Quốc
Cơ quan quản lý tài chính của Hàn Quốc (FSC) đã đóng cửa 11 sàn giao dịch tiền điện tử địa phương do họ tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp.
Cụ thể, gần đây, Darlbit và Bitsonic là những nền tảng giao dịch tiền điện tử của Hàn Quốc đã tuyên bố ngừng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, toàn bộ danh sách các sàn giao dịch sắp đóng cửa vẫn chưa rõ ràng.
Đáng chú ý, Bithumb và Upbit, hai sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất Hàn Quốc, đã không bị ảnh hưởng bởi cuộc điều tra của chính quyền. Có vẻ như điều này là do cả hai sàn này đều cung cấp tài khoản giao dịch bằng tên thật cho khách hàng của họ. Việc đăng ký tên thật đã bị bắt buộc ở Hàn Quốc kể từ năm 2018. Điều này nhằm mục đích loại bỏ tận gốc hoạt động rửa tiền và các hoạt động gian lận khác.
4. Zip Co đánh dấu một bước tiến lớn trong việc cung cấp các dịch vụ tiền điện tử
Zip Co – công ty hàng đầu trong ngành tài chính và thanh toán bán lẻ kỹ thuật số được cho là đang khởi tạo các dịch vụ tiền điện tử trong 12 tháng tới để nỗ lực tăng trưởng siêu tốc. Peter Gray, người đồng sáng lập Zip, cho biết ví kỹ thuật số được phát triển bởi công ty là một trong những tính năng sản phẩm được tìm kiếm nhiều nhất từ người dùng.
Khách hàng mục tiêu lớn nhất của Zip là ở Mỹ và Úc. Zip sẽ bắt đầu triển khai cung cấp dịch vụ tiền điện tử tại 2 thị trường này trong khoảng thời gian tới.
5. Cựu CEO Bitmain Jihan Wu huy động vốn thành công và trở thành kỳ lân tiền điện tử
Matrixport, công ty dịch vụ tài chính tiền kỹ thuật số được đồng sáng lập bởi cựu CEO Bitmain Jihan Wu, đã tiết lộ công ty đã huy động được 100 triệu đô la trong vòng tài chính Series C. Khoản tài trợ đã đẩy định giá của Matrixport lên vị thế kỳ lân vì công ty hiện có định giá hơn 1 tỷ đô la.
Theo Ge Yuesheng, CEO của Matrixport và cựu nhà đầu tư Bitmain, công ty hiện là “nhà” của những cá nhân sở hữu giá trị ròng cao. Báo cáo cho biết công ty đã nắm giữ hơn 10 tỷ đô la tài sản của khách hàng tính đến tháng 3/2021. Họ dự định sẽ công khai danh sách nhà đầu tư trong 3 đến 5 năm như một chiến lược thoái vốn cho các nhà đầu tư của mình.
6. Khối lượng giao dịch hàng ngày của Opensea vượt quá tổng số giao dịch năm 2020
Thị trường NFT hàng đầu, OpenSea, hiện đang xử lý nhiều giao dịch hàng ngày hơn so với toàn bộ giao dịch năm 2020. Vào ngày 2/8/2021, Devin Finzer, người đồng sáng lập OpenSea, đã thông báo trên tweet rằng nền tảng này đã xử lý các giao dịch trị giá 95 triệu đô la trong hai ngày. Finzer ước tính rằng OpenSea đã xử lý khối lượng 21 triệu đô la cho toàn bộ năm 2021. Thị trường này dường như đã được hưởng sự gia tăng giá trị giao dịch hàng ngày hơn 650 lần kể từ năm 2020.
Dữ liệu DappRadar cho thấy OpenSea đang khẳng định vị trí dẫn đầu so với các thị trường NFT của đối thủ. Cụ thể, SuperRare và Rarible hiện đang giao dịch với khối lượng hàng ngày lần lượt là 543.000 đô la và 248.000 đô la.
7. Neo MainNet ra mắt phiên bản N3
Neo MainNet đã công bố ra mắt phiên bản N3 vào ngày 2/8/2021. Theo nhà sáng lập Neo Erik Zhang, công ty rất vui mừng khi Neo N3 cuối cùng cũng được ra mắt. Erik Zhang lần đầu tiên công bố ý định xây dựng Neo 3.0 vào tháng 7/2018. Bất chấp tác động tiêu cực của đại dịch lên nền kinh tế giới giới và sự sụp đổ của thị trường tiền điện tử, nhóm nghiên cứu vẫn nỗ lực không ngừng để cho ra mắt phiên bản N3.
Nhóm nghiên cứu đã làm điều này với sự giúp đỡ của nhiều quốc gia trên toàn cầu, đặc biệt là những đóng góp từ Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Ngoài ra, Neo cho biết thêm N3 là tham vọng của công ty. Nó cung cấp các tính năng lớn như nền tảng lưu trữ phi tập trung gốc và oracles. Hơn nữa, nó có nhiều nâng cấp lớn bao gồm hệ thống quản trị sửa đổi, cấu trúc hoàn toàn mới và mô hình kinh tế nâng cao.
Một loạt các chương trình khuyến mãi được lên kế hoạch để chào mừng sự ra mắt của Neo N3 Mainnet, bao gồm cả quà tặng NFT, các hoạt động Testnet, chương trình nội dung và nhiều điều thứ khác.
8. Hội nghị trực tuyến 3D đầu tiên của thị trường NFT và DeFi châu Á 2021
Asia NFT & DeFi Conference and Investment Roadshow 2021 là Hội nghị trực tuyến 3D đầu tiên về thị trường NFT và DeFi. Hội nghị được tổ chức bởi CCGlobal và The Blockchainer. Nó sẽ được tổ chức từ ngày 09 – 11/09/2021. Hội nghị tập trung thảo luận về thị trường NFT, DeFi tại châu Á Thái Bình Dương (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á, Ấn Độ). Đặc biệt hơn, nó còn bàn luận về các dự án DeFi và NFT hàng đầu ở các quốc gia như Mỹ, Ý, Dubai, Châu Âu, Nam Mỹ.
Hội nghị là cơ hội rất tốt để khám phá thị trường châu Á trong tình cảnh dịch bệnh toàn cầu. Các nền tảng như Speech Slo, 3D Virtual Boot, AMA, Investment Roadshow, One-on One meeting, Video Chating, Networking Room, Business Card Exchange, v.v. được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu quảng bá kinh doanh và gia tăng giá trị xã hội của các bên tham gia.
Hội nghị cũng thành lập Liên minh người sáng tạo NFT, tập hợp 1000 người sáng tạo NFT xuất sắc về trò chơi, nghệ thuật, nhạc sĩ, bộ sưu tập, v.v., trên toàn cầu để thảo luận về các ý tưởng sáng tạo của nghệ thuật NFT, đồng thời khám phá các cơ hội hợp tác thị trường.
9. Công ty Loda nhận được 15 triệu đô la cho các nỗ lực thế chấp tiền điện tử
Công ty khởi nghiệp Loda (Úc), một công ty cho vay chấp nhận tiền điện tử làm tài sản thế chấp, đã hoàn thành nhóm thanh khoản đầu tiên với sự giúp đỡ của một số nhà đầu tư lớn từ nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi). Nền tảng này cho phép người dùng giữ tài sản tiền điện tử của họ để đổi lấy đô la như một phương tiện tiếp cận vốn.
Loda đã thu hút hơn 15 nhà đầu tư rót 15 triệu đô la vào nhóm thanh khoản. Các nhà đầu tư tham gia vào nhóm thanh khoản đầu tiên đến từ Framework Ventures, Spartan Capital, One Block, Mechanism Capital, Liquefy Labs, Apollo Capital, Maven 11, Ledger Prime, Cluster Capital, Signum Capital, X21 và các công ty khác.
10. Sàn giao dịch CoinJar (Úc) hợp tác với Mastercard phát hành thẻ tiền mã hóa
CoinJar – Sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất của Úc đã ra mắt loại thẻ cho phép người dùng mua, bán và chi tiêu tài sản kỹ thuật số trực tiếp bằng tiền pháp định (fiat). Thẻ CoinJar sẽ cho phép người dùng mua hàng bằng tiền mã hóa, tại “bất cứ nơi nào chấp nhận Mastercard”.
Thẻ này tích hợp Google và Apple Pay, đồng thời hỗ trợ tối đa 30 loại tiền điện tử khác nhau như Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), XRP… Sau khi người dùng chọn loại tiền mã hóa ưa thích của họ để thanh toán, CoinJar sẽ chuyển tiền mã hóa thành đô la Úc trước khi thực hiện giao dịch. Thông báo của công ty nêu bật việc “không có phí liên tục; tỷ lệ chuyển đổi 1% sẽ được trả lại cho khách hàng thông qua chương trình phần thưởng nội bộ.”
Tổng hợp bởi Vconomics.
Tải Vconomics ngay để nhận MICS miễn phí !
Gia nhập ngay cộng đồng Vconomics để nhận thêm MICS miễn phí
Telegram – Facebook – Youtube – Reddit – Medium
Website: https://vconomics.vn
Email: [email protected]
VCONOMICS – NỀN KINH TẾ SỐ PHI TẬP TRUNG