Kinh tế số, Tin tức, Tin tức DeFi, Tin tức NFT

Bản tin ngày 09/11/2021: Bitcoin dần được công nhận bởi các quốc gia

“Zimbabwe xem xét chấp nhận Bitcoin là tiền tệ hợp pháp, công ty UAE đặt mua 650 triệu USD máy đào Bitcoin” là những thông tin mới nhất có trong bản tin Vconomics ngày 09/11/2021. Bên cạnh đó là nhiều tin tức khác về thị trường NFT, Blockchain,…  Cùng theo dõi nhé!

1. Zimbabwe có thể là quốc gia tiếp theo công nhận Bitcoin là tiền tệ hợp pháp

Sau El Salvador, Zimbabwe hiện đang xem xét chấp nhận Bitcoin là tiền tệ hợp pháp. Nhu cầu về tiền điện tử ở quốc gia này đang ngày càng tăng, và người dân trong nước coi tiền điện tử như Bitcoin là “con đường dẫn tới tăng trưởng kinh tế”.

Chính phủ Zimbabwe đã tiếp thu ý kiến người dân để điều chỉnh thị trường tiền điện tử trong nước. Theo trang tin tức địa phương Bulawayo24, Cơ quan quản lý Zimbabwe đang nghiêm túc xem xét sử dụng Bitcoin như một phương thức thanh toán hợp pháp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Hiện tại đối với tiền điện tử như Bitcoin, chính phủ Zimbabwe sẽ tìm kiếm ý kiến ​​đóng góp từ các doanh nghiệp và dân chúng trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi chính sách lớn nào.

Zimbabwe vẫn chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố quan trọng nào liên quan đến tiền điện tử. Đất nước vẫn đang trong giai đoạn tham vấn các chuyên gia về ưu nhược điểm của hệ sinh thái phi tập trung.

2. Công ty UAE đặt mua 650 triệu USD máy đào Bitcoin

Theo CoinDesk, trong khuôn khổ Hội nghị Đào tiền Kỹ thuật số (WDMS) đang được tổ chức tại Dubai (UAE), CEO Munaf Ali của Phoenix Technology Consultants đã ký vào hợp đồng đặt mua loạt máy đào trị giá 650 triệu USD.

Hợp đồng trên được ký kết với Bitmain, hãng chế tạo máy đào tiền mã hóa lớn nhất thế giới, để mua dòng máy đào mới nhất sẽ được Bitmain công bố vào ngày mai cũng tại hội nghị WDMS. Phoenix Technology Consultants là công ty có liên hệ với Phoenix Store, nhà phân phối chính thức của Bitmain tại Trung Đông.

Công ty UAE đặt mua 650 triệu USD máy đào Bitcoin.

Dự kiến loạt máy đào này sẽ được Bitamin bàn giao cho Phoenix bắt đầu vào năm 2022. Phoenix tuyên bố sẽ còn ký thêm hợp đồng mua 2 tỷ USD máy đào ASIC vào quý 3 năm sau.

CEO Munaf Ali cho biết hoạt động đào tiền của công ty ông ban đầu sẽ sử dụng hơn 600 MW điện và sẽ sớm tăng công suất lên 1,4 GW trong 18-24 tháng tới.

3. Giá token chứng khoán Tesla trên FTX giảm 6% sau cuộc thăm dò ý kiến ​​của Musk

CEO Tesla là Elon Musk đã hỏi những người theo dõi trên Twitter rằng liệu ông có nên bán 10% cổ phần của mình trong công ty hay không. Câu trả lời của cộng đồng là có. Điều này dẫn đến giá token chứng khoán Tesla trên sàn giao dịch tiền điện tử FTX đã giảm hơn 6%. 10% cổ phần mà Musk muốn bán trị giá khoảng 24 tỷ USD.

Tuy nhiên, không ít người lại cho rằng tweet mới nhất của Musk chỉ là một mánh khóe nào đó vì Musk không xa lạ với việc gây tranh cãi, đặc biệt là tranh cãi trên mạng xã hội.

Liên quan đến tiền điện tử, Musk luôn ca ngợi dogecoin và những dòng tweet của ông về đồng tiền này đã khiến giá tăng vọt. Điều này được cho là đã khởi động một làn sóng đầu tư rộng rãi vào đồng meme. Ngoài DOGE, ông cũng đã gián tiếp nói về Shiba Inu (SHIB) và không ngoài dự đoán, giá của SHIB sau đó đã tăng mạnh.

4. Ông lớn ngành rạp phim AMC cân nhắc ra mắt tiền điện tử, NFT cho phim

AMC Entertainment Holdings Inc. cho biết họ đang tìm hiểu để tạo ra tiền điện tử của riêng mình, và đây cũng một phần trong nỗ lực thu hút các nhà đầu tư.

Giám đốc điều hành Adam Aron tiết lộ tập đoàn khổng lồ này bắt đầu chấp nhận tiền điện tử đối với dịch vụ thẻ quà tặng, đồng thời đang chuẩn bị thực hiện thanh toán trực tuyến tiền điện tử trên trang web và ứng dụng di động của công ty. AMC cũng thảo luận với các hãng phim ở Hollywood về việc tạo ra NFT liên quan đến các bộ phim lớn.

Ông lớn ngành rạp phim AMC cân nhắc ra mắt tiền điện tử, NFT cho phim.

Cổ phiếu AMC đã tăng hơn 2.000% trong năm nay và là một trong những cổ phiếu được các nhà đầu tư nhỏ lẻ yêu thích, ngay cả khi công ty đã phải vật lộn để trụ vững trong đại dịch Covid-19.

AMC từng cho biết họ sẽ chấp nhận Bitcoin và Ethereum vào cuối năm nay. Gần đây, họ đang xem xét chấp nhận Dogecoin và Shiba Inu.

5. Mastercard ra mắt thẻ liên kết tiền mã hóa trên khắp khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Gã khổng lồ Mastercard tiếp tục gây tiếng vang lớn khi thông báo ra mắt thẻ thanh toán liên kết tiền mã hóa trên khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Theo thông tin được đưa ra chính thức vào ngày 9/11, Mastercard sẽ hợp tác với ba nhà cung cấp dịch vụ tiền mã hóa phổ biến là Amber Group, Bitkub ở Thái Lan và CoinJar ở Úc. Công ty sẽ cung cấp thẻ thanh toán được tài trợ bằng tiền mã hóa cho phép người dùng chuyển đổi ngay lập tức tài sản của họ thành tiền pháp định truyền thống.

“Thay vì chuyển trực tiếp tiền mã hóa cho người bán, chủ thẻ giờ đây sẽ có thể chuyển đổi tài sản của họ thành tiền pháp định ngay lập tức, và có thể sử dụng ở mọi nơi chấp nhận thẻ Mastercard trên toàn thế giới, cả trực tuyến và trực tiếp.”

Tin tức về thẻ tín dụng tiền mã hóa của Mastercard nhanh chóng lan truyền trên khắp các trang mạng xã hội. Mặc dù tiền mã hóa đang dần thiết lập tính hợp pháp như một loại tài sản có thể đầu tư khi thị trường gần đây đạt cột mốc 3.000 tỷ USD, sự hấp dẫn của nó trong lĩnh vực thanh toán đã chậm hơn nhiều.

6. JPMorgan điều chỉnh dự đoán giá Bitcoin, giảm gấp đôi so với ban đầu

Ngân hàng đầu tư toàn cầu JPMorgan đã giảm gấp đôi so với dự đoán giá Bitcoin ban đầu của mình là 146.000 USD. Cụ thể, trong báo cáo được phát hành mới đây, nhà phân tích Nikolaos Panigirtzoglou của JPMorgan dự đoán giá bitcoin có thể đạt 146.000 USD trong dài hạn, nhưng mục tiêu ngắn hạn đến năm 2022 chỉ là 73.000 USD. Ông giải thích: “Tài sản kỹ thuật số đang trên đà tăng trưởng trong nhiều năm, nhưng điểm vào hiện tại có vẻ không hấp dẫn đối với thời hạn đầu tư 12 tháng vì Bitcoin dường như đã quay trở lại vùng quá mua”.

Ngân hàng đầu tư toàn cầu JPMorgan.

Bên cạnh đó, Panigirtzoglou hy vọng sẽ có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa Bitcoin với vàng, đặc biệt là khi đa số người trẻ thích đầu tư vào tiền điện tử hơn. Điều này sẽ giúp giá BTC tăng trưởng mạnh trong dài hạn.

Tuy nhiên, nhà phân tích JPMorgan nói rằng để dự đoán giá 146.000 USD trở thành sự thật, Bitcoin cần phải ổn định hơn. Khi ấy, các nhà đầu tư khó tính sẽ cảm thấy thoải mái khi thêm tiền điện tử vào danh mục đầu tư của họ.

7. Cựu CEO Citigroup: “Tất cả tổ chức lớn sẽ giao dịch tiền điện tử”

Chủ tịch của Tập đoàn Orogen, cựu Giám đốc điều hành của Citigroup – ông Vikram Pandit, đã chia sẻ quan điểm của mình về tương lai tiền điện tử tại sự kiện Lễ hội Fintech Singapore.

Theo Pandit, trong một vài năm tới, phần lớn các ngân hàng lớn hoặc các tổ chức tài chính sẽ tham gia giao dịch tiền điện tử, đồng thời sẽ cung cấp cho khách hàng cơ hội tiếp xúc với thị trường này.

Các tổ chức tài chính truyền thống hiện chỉ đang tìm hiểu các cách thức tham gia thị trường kỹ thuật số. Mức độ phổ biến gia tăng sau việc Bitcoin tăng lên 65.000 USD và sự chấp thuận ETF Bitcoin đầu tiên của Hoa Kỳ. Nếu như trước đây, các ngân hàng thường chỉ trích tiền điện tử thì ngày nay một số ngân hàng đã bắt đầu làm việc với tài sản kỹ thuật số.

Pandit đã tích cực đầu tư vào các công ty liên quan đến tiền điện tử như Coinbase và Alchemy Insights. Ông hy vọng rằng các ngân hàng trung ương cũng sẽ áp dụng tài sản kỹ thuật số để phát triển hơn ngành tài chính tiềm năng này.

8. Thị trường OpenSea giữ vững sự thống trị NFT với khối lượng tích lũy vượt 10 tỷ USD

Cùng với nhu cầu NFT từ người dùng gia tăng nhanh chóng, OpenSea đã trở thành thị trường NFT đầu tiên xử lý các giao dịch có tổng trị giá lên đến 11 con số.

Theo Dapp Radar, thị trường NFT tiên phong OpenSea đã lưu trữ hơn 10,35 tỷ USD giao dịch kể từ khi ra mắt vào tháng 12/2017. Nền tảng đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng theo cấp số nhân trong năm nay, với tổng các giao dịch trị giá 2,5 tỷ USD được xử lý trong toàn bộ nửa đầu năm 2021.

Kể từ đầu tháng 11, OpenSea đạt cột mốc khối lượng giao dịch lên đến 400 triệu USD và 1,85 tỷ USD trong 30 ngày qua. Axie Infinity (AXS) được xếp hạng là nền tảng NFT phổ biến thứ hai theo khối lượng, nhà nhân tố quan trọng thúc đẩy các giao dịch NFT trị giá 3 tỷ USD kể từ tháng 3/2018.

Thị trường OpenSea giữ vững sự thống trị NFT.

Bất chấp sự thống trị của OpenSea theo giá trị thanh toán, hơn một triệu người dùng đã giao dịch trên Axie so với con số 637.000 của OpenSea. Tuy nhiên, tháng vừa qua, số người dùng hoạt động của Axie vẫn thấp hơn con số của OpenSea.

9. Discord “nhá hàng” tích hợp ví Ethereum

Vào sáng ngày 09/11, mạng xã hội Discord đã tiết lộ đang trong quá trình xây dựng tính năng cho phép tích hợp tài khoản người dùng với các ví Ethereum phổ biến như MetaMask hay WalletConnect.

Thông tin này được chính CEO Discord Jason Citron đăng tải trên Twitter, trả lời một bài đăng về lý do vì sao Discord sẽ là mạng xã hội tuyệt vời cho giới crypto nói chung và các game trên blockchain nói riêng.

Discord hiện đang là mạng xã hội nhắn tin, gọi audio và gọi video hàng đầu thế giới.  Discord rất được ưa chuộng trong giới người chơi game, ghi nhận đến 350 triệu tài khoản đăng ký và hơn 150 triệu người dùng hoạt động hàng tháng.

10. Mỹ trừng phạt sàn giao dịch crypto Chatex

Theo một thông báo đăng tải vào ngày 08/11, chính quyền Mỹ đã ký lệnh trừng phạt đối với nền tảng giao dịch tiền mã hóa Chatex vì được cho là có liên quan đến các âm mưu tấn công ransomware rửa tiền trên sàn.

Cụ thể, Bộ Tài chính Mỹ khẳng định Chatex đã xử lý giao dịch cho nhiều cá nhân tham gia tấn công ransomware và cả sàn OTC Suex, đơn vị cũng bị các cơ quan liên bang trừng phạt vào tháng 9 với lý do tương tự. Cả hai nền tảng này đều có chung một CEO là ông Egor Petukhovsky, quốc tịch Nga.

Nền tảng giao dịch tiền mã hóa Chatex.

Ngoài ra, Chatex còn bị đưa vào “danh sách đen” của chính quyền Mỹ, đồng nghĩa với việc tài sản của Chatex ở Mỹ (nếu có) sẽ bị đóng băng. Các công ty Mỹ sẽ bị nghiêm cấm tiếp xúc với sàn giao dịch này.

Ba cái tên khác có liên hệ với Chatex cũng bị Hoa Kỳ cấm cản, gồm Izibits OU, Chatextech SIA và Hightrade Finance Ltd.

Trên website, Chatex tuyên bố đang có hơn 350.000 người dùng đăng ký, chủ yếu là tại các thị trường đang nổi như Đông Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập, và đang có kế hoạch mở rộng sang Ấn Độ và Châu Phi.

Tổng hợp bởi Vconomics.

Tải Vconomics ngay để nhận MICS miễn phí !

Gia nhập ngay cộng đồng Vconomics để nhận thêm MICS miễn phí

TelegramFacebookYoutubeRedditMediumTwitter

Website: https://vconomics.io

Email: [email protected]

VCONOMICS – NỀN KINH TẾ SỐ PHI TẬP TRUNG

Previous ArticleNext Article

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *