DeFi, tài chính phi tập trung, tài chính mở… là những thuật ngữ phổ biến trong thời gian gần đây. Có thể nói, DeFi là trend của năm 2020 và ít nhiều bạn đã từng một lần nghe đến những cụm từ ‘lạ lẫm’ này.
Vậy DeFi là gì và có lợi ích như thế nào? Những rủi ro và tương lai của DeFi ra sao? Có những vấn đề gì mà những người mới bắt đầu tiếp xúc với thị trường tiền ảo cần biết. Hãy cùng Vconomics tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Defi là gì?
1.1. Khái niệm
DeFi là viết tắt của Decentralized Finance, có nghĩa là Tài chính Phi tập trung. DeFi còn được biết đến là hợp đồng tài chính thông minh trong cộng đồng Ethereum lâu năm.
binance.com
Về bản chất, DeFi chính là các ứng dụng phi tập trung (DApps) kết hợp với các giao thức được xây dựng trên Ethereum nhằm mục đích phục vụ cho lĩnh vực tài chính. Khác với CeFi (Centralized Finance – tài chính tập trung) là nơi các tổ chức, thị trường và các công cụ quản lý tài chính được quản lý tập trung và tương tác qua một bên thứ 3; DeFi không tồn tại một cá nhân hay tổ chức đóng vai trò trung gian. Thay vào đó, các hoạt động trên DeFi được quản lý bởi các smart contract.
1.2. Vì sao DeFi ra đời?
DeFi ra đời dựa trên nỗi lo không được kiểm soát tài sản 100% trong thị trường tàu chính truyền thống (CeFi, hay là Centralized Finance – tài chính tập trung). Tại thị trường này, chính phủ là người phát hành tiền. Nếu lượng tiền trong giao dịch được giữ tại mức ổn định, ngân hàng kiểm soát tốt dòng tiền, người tham gia có thể kiếm được lợi nhuận nhờ việc ủy thác tài sản cho các bên thứ ba. Điều này đồng nghĩa với việc những người tham gia thị trường tài chính truyền thống ủy quyền kiểm soát tiền cho các bên trung gian.
DeFi đã khắc phục được nỗi lo này nhờ việc tạo ra một thị trường tài chính mở. Tại thị trường này, mọi người có thể hoàn toàn kiểm soát được tài sản của mình nhờ tính công khai, minh bạch và không thông qua trung gian của thị trường.
1.3. Các sản phẩm DeFi phổ biến
Một số sản phẩm DeFi phổ biến có thể được kể đến là DEx (sàn giao dịch phi tập trung như Binance DEx, IDEX, Kyper Swap, Sushi Swap), nền tảng cho vay và vay (như Compound.Finance, MyConstant….), các tài sản được token hóa như dự án PolyMath, Securitize… Ngoài ra, DeFi cũng có nhiều sản phẩm phái sinh (như DSFProtocol, SYNTHETIX), các thị trường dự đoán (như AUGUR, GNOSIS…), các mạng thanh toán (Lightning Network, Connext, Matic…) hay bảo hiểm (VouchForMe, Nexus Mutual) …
1.4. DeFi có ở đâu?
Nhiều người thường mặc định là DeFi chỉ có trên blockchain Ethereum do đây là nơi DeFi phát triển mạnh nhất. Tuy nhiên, DeFi đã và đang tồn tại trên nhiều blockchain khác. Switcheo.Network là sàn giao dịch DeFi đầu tiên trên blockchain NEO có chức năng hỗ trợ giao dịch phi tập trung NEO và các tài sản NEP5. Hiện tại sàn giao dịch phi tập trung này còn hỗ trợ giao dịch cross-chain với các tài sản EOS, ETH và NEO token. Ngoài ra, EOS chain cũng có sàn giao dịch phi tập trung riêng biệt tên là NEWDEX để hỗ trợ giao dịch tài sản EOS.
1.5. Sàn giao dịch DeFi
Là sản phẩm chính của DeFi, các DEx/DExes (sàn giao dịch phi tập trung) hoạt động như 1 sàn giao dịch bình thường. Tuy nhiên, thay vì thông qua các bên trung gian, các giao dịch tại DEx được thực hiện trực tiếp từ ví của người dùng này đến ví của người dùng khác dựa trên các quy tắc được quản lý bởi smart contract.
Smart contract này được công khai hoàn toàn trên blockchain nên bất cứ ai cũng có thể truy cập và kiểm tra, bảo đảm tính minh bạch và công khai cho các giao dịch trên DeFi.
2. Các lợi ích của DeFi
Phát triển trên nền tảng công nghệ blockchain, DeFi cũng có các lợi ích cốt lõi là chi phí thấp, không cần sự cho phép và tính minh bạch.
2.1. Chi phí rẻ
Chi phí phát sinh trong các giao dịch trên thị trường tài chính thường là chi phí cho các bên thứ 3, các đơn vị tài chính trung gian. Các đơn vị này đảm bảo quá trình chuyển tiền giữa người gửi và người nhận trên hệ thống, và thu một khoản phí nhất định dựa trên khối lượng giao dịch. Chi phí này thường khá lớn, chiếm từ 3-4% khối lượng giao dịch. Ví dụ, với một giao dịch chuyển tiền thông qua MoneyGram từ Mỹ về Việt Nam với số tiền là 10,000 USD, phí giao dịch sẽ là 400USD.
Trong thị trường tài chính phi tập trung, người gửi chỉ cần nhập địa chỉ ví của người nhận và thực hiện giao dịch là BTC (hay ETH…) sẽ được chuyển trực tiếp đến ví crypto của người nhận mà không qua bất kỳ cá nhân hay tổ chức trung gian nào khác. Ví dụ, như chia sẻ từ tài khoản twitter @Rhythmtrader, một giao dịch 107,848 bitcoin (tương đương $900,000,000) được hiện với chi phí là 0.02 bitcoin (tương đương $166). Như vậy, phí giao dịch chỉ chiếm 0,000018% khối lượng giao dịch.
2.2. Không cần sự cho phép
Tại CeFi, để có thể tham gia hoạt động tài chính thông qua các tổ chức tài chính, người dùng phải được những tổ chức này cấp phép thông qua việc cung cấp thông tin cá nhân, đăng kí mở tài khoản và chịu phí duy trì hay dịch vụ quản lý tài khoản nhất định. Chính vì vậy, nhiều người trên thế giới đã rơi vào tình trạng unbanked – không có tài khoản ngân hàng vì không muốn chịu những khoản phí này. Theo thống kê của Worldbank (Tổ chức Ngân hàng Thế giới) vào năm 2017 thì có tới 1/4 dân số thế giới không có tài khoản ngân hàng.
Trái lại, DeFi cho phép người dùng tham gia thị trường dễ dàng mà gần như không có các thủ tục rắc rối. Với các sàn giao dịch phi tập trung, người dùng có thể kết nối trực tiếp các địa chỉ ví trong ví lạnh để tiến hành ‘trade coin’ của mình với những người khác mà không cần xin phép.
2.3. Tính minh bạch cao
Do tất cả dữ liệu trên DeFi đều được ghi lại công khai trên blockchain và cho phép tất cả người dùng có thể dễ dàng truy cập và truy xuất dữ liệu, DeFi đảm bảo tính minh bạch cao cho mọi giao dịch được thực hiện. Điều này sẽ giảm thiểu tính rủi ro và nguy cơ lừa đảo, vốn là một trong những vấn đề lớn của nền tài chính truyền thống.
3. Một số vấn đề của DeFi
Tuy có nhiều lợi ích thiết thực như vậy nhưng DeFi vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi. Điều này có thể là do những vấn đề bất cập dưới đây.
3.1. Vấn đề trải nghiệm người dùng
Tài sản trong DeFi tồn tại dưới hình thức tiền điện tử. Vì thế, để DeFi phổ biến hơn hay xa hơn là trở thành một yếu tố cốt lõi của hệ thống tài chính toàn cầu thì tiền điện tử cần trở nên phổ biến hơn bằng cách mang lại cho người dùng những lợi ích hữu hình, thiết thực.
3.2. Tính thanh khoản
Vấn đề này cũng bắt nguồn từ việc tài sản giao dịch trong DeFi là tiền điện tử, một tài sản chưa được phổ biến rộng rãi. Do vậy, tính thanh khoản, vốn là yếu tốc mấu chốt để đánh giá thị trường tài chính, hiện đang là một điểm yếu của DeFi khi những giao dịch trên thị trường phi tập trung vẫn chủ yếu vẫn diễn ra trong cộng đồng tiền điện tử. Trong khi đó, tính thanh khoản của CeFi là rất lớn do đây vẫn là thị trường tài chính truyền thống và lâu đời của thế giới.
3.3. Các tài sản bị thế chấp vượt mức
Do hiện tại chưa có hệ thống chấm điểm tín dụng (credit scoring system) và điểm tín dụng cá nhận (credit score) nên các tài sản được thế chấp trên DeFi đều đang vượt giá trị thực tế, đôi khi lên tới 150%. Điều này khiến giảm sức thu hút của DeFi với các trader chuyên nghiệp.
3.4. Hiệu suất kém
Mạng blockchain thường chậm hơn các mạng tập trung. Điều này khiến cho các ứng dụng được xây dựng trên mạng này cũng chịu hạn chế lớn về tốc độ.
3.5. Rủi ro về kỹ thuật
Rủi ro về kỹ thuật là một trong những vấn đề khiến người dùng lo ngại nhất. Trong trường hợp smart contract hoặc blockchain xảy ra lỗi thì người dùng khó có thể phát hiện do công nghệ này vẫn còn quá mới mẻ. Ngoài ra, các giao dịch sai hoặc gian lận trên blockchain sẽ không thể đảo ngược. Điều này cũng là một trở ngại lớn của DeFi.
Tạm kết
Dù hiện tại vẫn còn nhiều vấn đề nhưng DeFi vẫn có tiềm năng phát triển to lớn trong tương lại. Trong hai năm vừa qua, DeFi đã tăng trưởng 15 lần. Tính tới tháng 2/2020, có tới 3 triệu ETH đã được khóa trong các ứng dụng DeFi, tập trung nhiều nhất là các sản phẩm cho vay.
Điều này cho thấy nền kinh tế phi tập trung thực sự có tiềm năng phát triển. Với sự phổ biến rộng rãi của các đồng tiền số trong tương lai, cùng những nỗ lực khắc phục các vấn đề hiện tại, DeFi rất có thể sẽ trở thành một trong những thành phần quan trọng của nên kinh tế toàn cầu.
Tải Vconomics ngay để nhận MICS miễn phí !
Gia nhập ngay cộng đồng Vconomics để nhận thêm MICS miễn phí
Telegram – Facebook – Youtube – Reddit – Medium
Website: https://vconomics.vn
Email: [email protected]
VCONOMICS – NỀN KINH TẾ SỐ PHI TẬP TRUNG