Bài nổi bật, Kiến thức

9 lý do khiến hồ sơ vay tín chấp bị từ chối

Vay tín chấp là một trong những hình thức vay phổ biến nhất hiện nay. Người đi vay đã không còn lạ lẫm với các công đoạn và thủ tục chuẩn bị hồ sơ vay tín chấp. Tuy vậy, số lượng hồ sơ bị từ chối vẫn ở mức cao, khiến nhiều người đi vay băn khoăn về những lý do khiến họ không thể thực hiện vay tín chấp. Vậy những lý do khiến hồ sơ vay tín chấp bị từ chối là gì? Người đi vay cần lưu ý gì để có thể vay thành công, phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân? Hãy cùng Vconomics tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
hồ sơ tín chấp bị từ chối tin vconomics

Vay tín chấp là một trong những hình thức vay phổ biến nhất hiện nay. Người đi vay đã không còn lạ lẫm với các công đoạn và thủ tục chuẩn bị hồ sơ vay tín chấp. Tuy vậy, số lượng hồ sơ bị từ chối vẫn ở mức cao, khiến nhiều người đi vay băn khoăn về những lý do khiến họ không thể thực hiện vay tín chấp.

Vậy những lý do khiến hồ sơ vay tín chấp bị từ chối là gì? Người đi vay cần lưu ý gì để có thể vay thành công, phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân? Hãy cùng Vconomics tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Hồ sơ vay tín chấp là gì?

Trước hết, cần tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm của các hồ sơ vay tín chấp.

ho so vay tin chap la gi
Hồ sơ vay tín chấp là tập hợp các giấy tờ mà người đi vay cần chuẩn bị theo yêu cầu của từng gói vay

Hồ sơ vay tín chấp là tập hợp các loại giấy tờ cần thiết mà người đi vay cần chuẩn bị theo yêu cầu của ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính. Đây là cơ sở giúp người đi vay chứng minh được nhân thân và khả năng tài chính. Ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính sẽ căn cứ vào hồ sơ này để đánh giá và đưa ra quyết định có cho vay hay không.

Hình thức vay tín chấp tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng và các tổ chức tài chính hơn hình thức vay thế chấp do không có tài sản có giá trị đảm bảo cho khoản vay. Vì vậy, ngân hàng và các tổ chức cho vay sẽ thẩm định hồ sơ vay rất gắt gao. Trong trường hợp những hồ sơ tín chấp bị từ chối thì người đi vay chỉ có thể đăng ký vay lại sau 6 tháng sau.

2. 9 nguyên nhân khiến hồ sơ vay tín chấp bị từ chối

Mặc dù hình thức cho vay tín chấp được các ngân hàng và tổ chức tín dụng triển khai rộng rãi nhằm hỗ trợ người đi vay giải quyết khó khăn về tài chính, nhưng có khá nhiều hồ sơ tín chấp vẫn bị từ chối vì những lý do sau.

2.1. Khách hàng đã và đang có nợ xấu

Do vay tín chấp chủ yếu dựa trên cơ sở uy tín của người đi vay, bộ phận thẩm định của các ngân hàng và tổ chức tài chính rất chú trọng đến lịch sử tín dụng của khách hàng. Bộ phận thẩm định sẽ kiểm tra các khoản vay cũng như nợ xấu hiện tại của người đi vay ở các ngân hàng và tổ chức tài chính khác thông qua dữ liệu được lưu lại ở Trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam (CIC). Nếu thông tin tại CIC cho thấy người đi vay thuộc đối tượng nợ xấu thì hồ sơ vay sẽ bị hạn chế (nếu hồ sơ thuộc nợ xấu nhóm 2) hoặc bị từ chối nhận vĩnh viễn (nếu hồ sơ thuộc nợ xấu nhóm 3).

Xem thêm: Nợ xấu và phân loại nợ xấu

2.2. Nộp hồ sơ tín chấp ở quá nhiều ngân hàng cùng 1 thời điểm

Nhiều người đi vay với tâm lý ‘ăn chắc’ đã gửi hồ sơ vay tại nhiều nơi trong cùng một thời điểm. Tâm lý nôn nóng này khiến hồ sơ tín chấp của người đi vay dễ dàng bị từ chối trong quá trình thẩm định bởi giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính có một hệ thống giúp phát hiện tình trạng này.

Vì vậy, để đảm bảo hồ sơ vay tín chấp không bị từ chối, người đi vay chỉ nên nộp hồ sơ một nơi duy nhất và kiên nhẫn chờ đợi. Nếu không yên tâm về tình trạng hồ sơ thì người đi vay có thể liên hệ với nhân viên thẩm định.

2.3. Không cung cấp đủ giấy tờ cần thiết

Một hồ sơ đi vay thường sẽ bao gồm nhiều loại giấy tờ khác nhau, tuy nhiên đều bao gồm các giấy tờ cơ bản như: giấy tờ chứng minh khả năng tài chính, sổ tạm trú, chứng minh nhân dân, giấy đăng ký kết hôn (nếu có)… Hồ sơ tín chấp chỉ cần thiếu một trong những giấy tờ này đều sẽ bị ngân hàng và các tổ chức tài chính từ chối.

ho so vay tin chap bi tu choi
Việc không chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cũng là lý do khiến hồ sơ vay bị từ chối

Ngoài ra, mỗi ngân hàng hay tổ chức tài chính lại có những điều kiện khác nhau cho các gói vay tín chấp. Vì vậy, người đi vay cần chuẩn bị giấy tờ đầy đủ theo yêu cầu và mang theo bản gốc để đối chiếu.

2.4. Nộp hồ sơ cho nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm

Có không ít người đi vay gặp rắc rối trong quá trình làm thủ tục vay khiến mất nhiều thời gian nhưng hồ sơ lại không được duyệt. Điều này một phần là do người tư vấn đã gặp nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm. Do không có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề, những nhân viên này sẽ không tư vấn cụ thể và chi tiết, thậm chí là ‘vòi tiền’ người đi vay để đảm bảo rằng hồ sơ sẽ đậu 100%.

2.5. Không điền địa chỉ nhà cụ thể

Người khai không trung thực khi khai báo địa chỉ tạm trú hoặc khai báo địa chỉ lung tung cũng khiến hồ sơ vay bị từ chối. Ngoài ra, nhiều người đi vay khai báo địa chỉ không khớp với giấy tờ xác thực (như sổ hộ khẩu). Điều này cũng khiến nhân viên thẩm định hiểu nhầm và từ chối hồ sơ vay tín chấp.

2.6. Đứng ra vay hộ cho người khác

Các ngân hàng và công ty tài chính đều quy định không chấp nhận các hồ sơ tín chấp mà người đi vay không sử dụng tiền vay với mục đích cho bản thân mà là vay hộ người khác. Quy định này nhằm xác định trách nhiệm pháp lý rõ ràng đối với đối tượng sở hữu khoản vay. Ngoài ra, độ chính xác, an toàn của khoản vay cũng được đảm bảo hơn.

Không nên đứng tên vay hộ người khác để tránh khả năng bị từ chối cho vay sau này

2.7. Làm giả hồ sơ

Lý do phổ biến nhất khiến nhiều hồ sơ tín chấp bị từ chối chính là do bị làm giả. Nhiều người đi vay không đủ điều kiện vay tín chấp theo lượng và quyết định mua hợp đồng lao động giả, tuy nhiên ‘thủ thuật’ này không thể qua mặt các thẩm định viên có chuyên môn.

2.8. Khoản vay nằm ngoài khả năng chi trả

Vay tín chấp chỉ cho phép một khoản vay nhất định. Tuy nhiên, có nhiều người làm hồ sơ với hạn mức vay cao nhất, vượt quá tình trạng tài chính hiện tại và khả năng chi trả, khiến hồ sơ tín chấp bị từ chối.

Vì vậy, người đi vay nên nhờ nhân viên tư vấn cách tính khoản vay hợp lý với mức thu nhập hiện tại, sau khi đã trừ đi các khoản chi tiêu cố định. Ví dụ, nếu thu nhập của người đi vay là 15 triệu/tháng, chi tiêu cố định là 8 triệu/tháng và khoản tiền lãi hàng tháng phải đóng lớn hơn 7 triệu thì tỷ lệ hồ sơ vay bị từ chối là rất cao.

2.9. Không thành thật trong hồ sơ vay tín chấp

Trước khi quyết định cho vay hay không, các ngân hàng và tổ chức tài chính sẽ luôn có những câu hỏi để kiểm tra uy tín của người đi vay, độ xác thực của hồ sơ tín chấp để đảm bảo số tiền cho vay sẽ được trả đúng hạn. Những câu hỏi này thường xoay quanh các chủ đề như nguồn thu nhập thực tế, mục đích vay, tình trạng hôn nhân…

Nếu người đi vay không thành thật và bị nhân viên ngân hàng hoặc tổ chức tài chính phát hiện, hồ sơ vay sẽ bị từ chối. Vì vậy, hãy thành thật với mỗi câu hỏi được đưa ra.

Tạm kết

Đây là 09 trong nhiều nguyên nhân khiến hồ sơ vay tín chấp dễ bị từ chối nhất. Nếu bạn đang có khó khăn về tài chính và có nhu cầu vay tín chấp, hãy tránh mắc phải các lỗi này để hồ sơ vay tín chấp không bị từ chối.


Tải Vconomics ngay để nhận MICS miễn phí !

Gia nhập ngay cộng đồng Vconomics để nhận thêm MICS miễn phí

TelegramFacebookYoutubeRedditMedium

Website: https://vconomics.vn

Email: [email protected]

VCONOMICS – NỀN KINH TẾ SỐ PHI TẬP TRUNG

Previous ArticleNext Article