Kinh tế số, Tin tức, Tin tức DeFi, Tin tức NFT

Bản tin ngày 23/08/2021: Giá Bitcoin tăng, cơn sốt tiền điện tử quay trở lại?

Vconomics - Tăng giá bitcoin

Bitcoin đã có sự tăng trưởng giá trị mạnh mẽ sau những tháng ngày “trồi sụt” trên sàn giao dịch. Những thông tin chi tiết về “đồng coin vua” này sẽ được cập nhật nhanh nhất trong bản tin Vconomics ngày 23/08/2021. Bên cạnh đó, tin tức tổng hợp ngày hôm nay cũng sẽ bao gồm những thông tin thú vị về thị trường NFT, Blockchain, DeFi… Mời các bạn cùng theo dõi!

1. Giá Bitcoin lần đầu vượt 50.000 USD sau 3 tháng

Bitcoin (BTC) – đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới theo vốn hoá thị trường – đạt mức trên 50.000 USD vào rạng sáng ngày 23/8. Đây là lần đầu tiên “đồng coin vua” được giao dịch ở mức này sau hơn 3 tháng.

Cụ thể, BTC đã tăng 2,5% trong khoảng thời gian 24 giờ và hiện đang giao dịch ở khoảng 50.010 USD, mức cao nhất kể từ ngày 15/ 5. Tính từ đầu năm đến nay, Bitcoin đã tăng tới 71%, theo dữ liệu từ CoinDesk.

“Đây không phải là lần đầu tiên nó vượt qua cột mốc huyền thoại này. Với những tiến bộ trong ngành gần đây, 50.000 USD là mức giá trị hợp lý vào thời điểm này,” Mati Greenspan, CEO của Quantum Economics cho biết.

Các loại tiền điện tử khác trong top 20 theo vốn hóa thị trường cũng tăng theo động thái của Bitcoin. Theo ghi nhận, Cardano, Litecoin và Uniswap đạt mức tăng cao nhất từ 2% -12%.

2. Quốc hội Mỹ đã đưa ra 18 dự luật về tiền mã hoá trong năm 2021

Theo phân tích được công bố vào ngày 22/8 bởi ông Jason Bett – Cựu quản lý cấp cao của Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Hoa Kỳ (FDIC), Quốc hội Mỹ đang ngày càng tăng cường giám sát thị trường tiền mã hoá.

Cụ thể, từ đầu năm 2021 đến nay, Quốc hội đã đề xuất đến 18 dự luật dành cho thị trường tiền mã hoá và ngành công nghiệp blockchain. Trong đó, sự chú ý của cơ quan đứng đầu Nhà Trắng dường như đã chuyển hướng từ stablecoin sang điều chỉnh các tài sản phi tập trung.

Trước đó, vào tháng 7/2021, Quốc hội đã đưa ra Cơ cấu thị trường tài sản kỹ thuật số và Đạo luật bảo vệ nhà đầu tư. Đây được xem là một nỗ lực trong việc tạo ra các định nghĩa luật định riêng biệt cho thị trường tài sản kỹ thuật số cũng như chứng khoán mã hoá.

Tuy vẫn chưa được Quốc hội thông qua, nhưng luật sẽ quy định chứng khoán mã hoá là thuộc thẩm quyền của Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC). Trong khi đó, Uỷ ban Giao dịch Hàng hoá Tương lai (CFTC) sẽ có thẩm quyền điều chỉnh đối với các tài sản kỹ thuật số.

Quốc hội Mỹ đã đưa ra 18 dự luật về tiền mã hoá trong năm 2021. (Nguồn: Coin68)

3. OpenSea thống trị NFT Marketplace

Có thể nói OpenSea hiện là bá chủ NFT Marketplace. Nền tảng này luôn đứng đầu về lượng người dùng và khối lượng giao dịch trong thời gian qua.

Theo số liệu của TheBlock, OpenSea đã vượt qua mốc 1 tỷ USD khối lượng giao dịch hàng tháng, bỏ xa các đối thủ khác như SuperRace hay NiftyGateway.

Khối lượng giao dịch của OpenSea tăng 286% từ tháng 7/2021 đến tháng 8/2021. Hiện nó đã chiếm phần lớn tổng khối lượng giao dịch hàng tháng của NFT Marketplace kể từ tháng 5 năm 2021. Ở thời điểm viết bài, tổng khối lượng của toàn bộ nền tảng NFT Marketplace đạt 1.39 tỷ USD nhưng riêng OpenSea đã đạt khối lượng 1.34 tỷ USD.

4. PayPal ra mắt dịch vụ tiền điện tử tại Anh

PayPal Holdings Inc (PYPL.O) sẽ cho phép khách hàng ở Anh mua, bán và nắm giữ các loại tiền điện tử từ tuần này. Sự kiện này đánh dấu sự mở rộng đầu tiên của dịch vụ tiền điện tử PayPal ra bên ngoài nước Mỹ.

Với hơn 403 triệu tài khoản đang hoạt động trên toàn cầu, Paypal là một trong những công ty tài chính chính thống lớn nhất cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào tiền điện tử. PayPal đã ra mắt giao dịch mua và bán tiền điện tử ở Mỹ vào đầu năm nay. Sau đó họ cho phép khách hàng thanh toán loại tiền này với hàng triệu người bán hàng trên mạng lưới của họ.

Công ty hy vọng sự tiếp cận của họ với loại tài sản mới sẽ khuyến khích việc sử dụng tiền điện tử trên toàn cầu. Việc này sẽ tạo bước đệm để giúp mạng lưới PayPal tích hợp các loại tiền mã hóa mới được phát triển bởi các tập đoàn và ngân hàng trung ương.

PayPal ra mắt dịch vụ tiền điện tử tại Anh. (Nguồn: Tintucbitcoin)

5. Nguồn dự trữ USDC sẽ được chuyển thành tiền mặt và tín phiếu kho bạc Hoa Kỳ

Vài tháng sau khi mở rộng danh mục đầu tư, nguồn dự trữ của stablecoin USDC sẽ được chuyển trở lại thành tiền mặt và tín phiếu kho bạc của Hoa Kỳ.

Thông báo trên đã được xác nhận vào ngày 23/8 từ phía Centre, tổ chức phát hành stablecoin USDC trị giá 28 tỷ USD được hỗ trợ bởi Coinbase và Circle. Động thái này diễn ra chỉ 1 tháng sau khi Circle công bố cơ chế bảo chứng đằng sau stablecoin USDC vào ngày 21/7.

Trong báo cáo chứng thực được công bố vào giữa tháng 7, công ty kiểm toán GrantThornton của Centre đã chia nhỏ danh mục đầu tư cho khoản dự trữ 22 tỷ USD của USDC vào thời điểm đó.

Ngoài tiền mặt và tín phiếu kho bạc Hoa Kỳ, công ty đa dạng hóa nguồn dự trữ. Chúng bao gồm Chứng chỉ tiền gửi Yankee (13%), Thương phiếu (9%), Trái phiếu Công ty (5%) và Trái phiếu Thành phố & Cơ quan Hoa Kỳ (0,2%).

6. Huobi Global sẽ hỗ trợ hoạt động tiền mã hóa ở Mỹ Latinh

Sự hợp tác mới đây giữa một trong những sàn giao dịch hàng đầu thế giới là Huobi Global và Latamex của Settle Networks sẽ giúp người dùng ở Brazil, Argentina và Mexico có thể dễ dàng mua tiền mã hóa bằng fiat.

Huobi Global đã công bố 1 chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng của mình. Họ sẽ cho phép người dùng mua tiền mã hóa với mức phí bằng 0, miễn là người dùng sử dụng tiền pháp định trong tháng đầu tiên của dịch vụ này.

Theo Jeff Mei, Giám đốc Chiến lược Toàn cầu của Huobi, kết quả của việc hợp tác sẽ mang lại lợi thế rất lớn cho sàn giao dịch. Họ có thể thâm nhập vào thị trường có 600 triệu khách hàng tiềm năng. “Thị trường Mỹ Latinh có hơn 600 triệu người và chúng tôi cảm thấy cần phải tiếp cận họ. Settle sẽ là đối tác quan trọng của chúng tôi trong quá trình tiếp cận. Mục tiêu của chúng tôi là thu hẹp khoảng cách giữa tiền pháp định và tiền mã hóa cho các nhà giao dịch trên toàn khu vực một cách nhanh chóng và hiệu quả” – Jeff Mei cho biết.

7. UnionBank thí điểm dịch vụ lưu ký tiền mã hoá

Ngân hàng UnionBank là một trong những ngân hàng lớn nhất tại Phillipines về tổng tài sản. Họ đang hợp tác với công ty quản lý tiền mã hoá Hex Trust. Mục tiêu của UnionBank là thí điểm dịch vụ lưu ký tài sản kỹ thuật số nhờ vào công nghệ từ Hex Trust.

Theo đó, Hex Trust sẽ bắt đầu bằng việc cung cấp dịch vụ nội bộ cho nhân viên ngân hàng này theo dạng thử nghiệm. Bên cạnh dịch vụ lưu ký, UnionBank cũng chia sẻ họ đang tìm cách khai thác không gian tài sản kỹ thuật số đáo hạn khi mà sự quan tâm của tổ chức và khách hàng đã tăng lên.

Giai đoạn tiếp theo sẽ liên quan đến việc triển khai dịch vụ lưu ký một cách thương mại hóa, phục vụ nhu cầu khách hàng. Động thái này sẽ cho phép ngân hàng thay khách hàng bảo vệ tài sản kỹ thuật số của họ trong một môi trường được quản lý nghiêm ngặt.

UnionBank thí điểm dịch vụ lưu ký tiền mã hoá. (Nguồn: Coin68)

8. Game P2E Dragon Slayer NFT phát triển mạnh mẽ

Dragon Slayer là một hệ sinh thái trò chơi NFT nhằm xây dựng 1 vũ trụ Rồng rộng lớn. Sản phẩm được hình thành trên Binance Smart Chain, nơi hàng triệu người chơi trên khắp thế giới tham gia. Dragon Slayer tạo ra một hệ sinh thái trò chơi blockchain hoàn chỉnh. Chúng kết nối người chơi trò chơi, nhà phát triển, cộng đồng và nhà phân phối.

Dù mới ra mắt nhưng Dragon Slayer nhận được nhiều phản hồi tích cực. Số thành viên tăng nhanh chóng mặt nhờ mô hình trò chơi “play to earn”. Nhà sáng lập của trò chơi cho biết: “Chúng tôi có tham vọng xây dựng Dragon Slayer trở thành 1 game NFT được công nhận rộng rãi. Đây hứa hẹn sẽ là một trong những cộng đồng lớn nhất và mạnh nhất trong thị trường trò chơi NFT”.

9. 37% nhà đầu tư Mỹ sẽ không bán tiền mã hoá ngay cả khi gặp khó khăn tài chính

Theo một nghiên cứu gần đây của GamblersPick, các nhà đầu tư mã hoá của Hoa Kỳ đã phân bổ trung bình 1.707 USD vào thị trường này. 37% trong số họ thừa nhận rằng họ sẽ không động đến các khoản tiền này ngay cả khi họ phải trang trải một hóa đơn cần thiết hoặc một khoản thanh toán quan trọng. Ngoài ra, khi được hỏi về nhân vân có sức ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư, phần lớn đều trả lời rằng đó là Elon Musk.

Theo thống kê, nam giới Mỹ có lượng tài sản kỹ thuật số trung bình là 1.940 USD. Còn khoản tiền đầu tư trung bình ở nữ giới là 1.375 USD. Khi tiết lộ kế hoạch của họ trong 12 tháng tới, các nhà đầu tư cho biết trung bình họ có kế hoạch phân bổ thêm 1.645 USD tài sản của mình. Một lần nữa, nam giới dẫn đầu trong cuộc khảo sát này. Cụ thể, số liệu thống kê nói rằng nam giới sẽ đầu tư 1.988 USD/người, còn ở phụ nữ chỉ rơi vào khoảng 1.100 USD.

10. DeFi Warrior gọi vốn thành công 2,3 triệu USD

DeFi Warrior là một trò chơi DeFi kết hợp NFT “Play to Earn” trên nền tảng Blockchain. Trong khi các game NFT đang tạo nên một xu hướng mạnh mẽ thì DeFi Warrior lại nổi bật hơn với sự kết hợp giữa DeFi và NFT trong game. Với chủ đề trò chơi crypto galaxy hấp dẫn cùng với câu chuyện về thế giới crypto thu nhỏ, DeFi Warrior đã được đón nhận đông đảo bởi người dùng toàn cầu.

Với sức hút của mình, trò chơi này đã huy động thành công 2,3 triệu USD từ các nhà đầu tư lớn, điển hình có thể kể đến như Signum Capital, Hyperchain Capital, OKEx Blockdream Ventures và một số VC khác. Sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư sẽ giúp DeFi Warrior tạo nên một thế giới độc đáo. Chúng hứa hẹn sẽ triển khai và tận dụng công nghệ blockchain để phát triển game một cách công bằng, thú vị và minh bạch.

Tổng hợp bởi Vconomics.


Tải Vconomics ngay để nhận MICS miễn phí !

Gia nhập ngay cộng đồng Vconomics để nhận thêm MICS miễn phí

TelegramFacebookYoutubeRedditMedium

Website: https://vconomics.vn

Email: [email protected]

VCONOMICS – NỀN KINH TẾ SỐ PHI TẬP TRUNG

Previous ArticleNext Article