Kiến thức

Tại sao điểm tín dụng lại quan trọng?

Điểm tín dụng là một trong những cơ sở quan trọng để ngân hàng và các tổ chức cho vay đánh giá khả năng tín dụng của khách hàng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ khái niệm, vai trò cũng như tầm quan trọng của điểm tín dụng, dẫn đến tình trạng bị từ chối vay hoặc lãi suất vay cao. Để khắc phục tình trạng này, hãy tìm hiểu về khái niệm cũng như tầm quan trọng của điểm tín dụng trong bài viết của Vconomics dưới đây.
điểm tín dụng là gì tin Vconomics

Điểm tín dụng cá nhân là một trong những cơ sở quan trọng để ngân hàng và các tổ chức cho vay đánh giá khả năng tín dụng của khách hàng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ khái niệm, vai trò cũng như tầm quan trọng của điểm tín dụng, dẫn đến tình trạng bị từ chối vay hoặc lãi suất vay cao.

Để khắc phục tình trạng này, hãy tìm hiểu về khái niệm cũng như tầm quan trọng của điểm tín dụng trong bài viết của Vconomics dưới đây.

1. Tìm hiểu chung về điểm tín dụng

1.1. Điểm tín dụng cá nhân là gì?

Điểm tín dụng (credit score) là sự phản ánh lịch sử tín dụng theo các tiêu chuẩn và quy tắc xếp hạng của một tổ chức nào đó. Đây được xem là căn cứ để ngân hàng và các tổ chức tài chính dùng đánh giá sự uy tín của người đi vay. Người đi vay có điểm tín dụng càng cao thì sẽ càng được đánh giá tốt hơn.

Điểm tín dụng cá nhân phản ánh lịch sử tín dụng theo các tiêu chuẩn và quy tắc xếp hạng

1.2. Ý nghĩa của điểm tín dụng cá nhân

Điểm tín dụng có ý nghĩa rất lớn nếu bạn có ý định vay các ngân hàng hay tại các tổ chức tín dụng. Điểm tín dụng chính là cơ sở để ngân hàng và các tổ chức thường ấn định lãi suất cho các khoản vay. Nếu điểm tín dụng càng cao, rủi ro cho vay càng thấp. Ngược lại, nếu điểm tín dụng thấp, rủi ro người đi vay không có khả năng trả nợ sẽ cao hơn.

1.3. Các căn cứ tính điểm tín dụng cá nhân

Mỗi thang đo tính điểm tín dụng khác nhau lại có các căn cứ và trọng số tính điểm tín dụng khác nhau. Tuy nhiên, tưu chung lại vẫn có 5 yếu tố chính được chọn làm căn cứ tính điểm tín dụng cá nhân là lịch sử thanh toán (35%), các khoản nợ tín dụng (30%), lịch sử tín dụng (15%), tín dụng mới (10%) và loại tín dụng được sử dụng (10%).

2. Tầm quan trọng của điểm tín dụng cá nhân

2.1. Với người đi vay

Điểm tín dụng có vai trò vô cùng quan trọng. Với người đi vay, điểm tín dụng thể hiện khả năng tín dụng thông qua lịch sử vay – trả các khoản nợ tín dụng trước đó, cũng như việc lựa chọn các hình thức vay tín dụng và gói vay linh hoạt theo mục đích sử dụng hay không. Thời gian của mỗi khoản vay hoặc tần suất đăng ký mỗi khoản vay cũng là yếu tố thể hiện khả năng tín dụng của người đi vay.

Với số điểm thấp, người đi vay vẫn có thể nhận được duyệt hồ sơ vay, nhưng sẽ đi kèm với lãi suất cao hơn hoặc có các điều kiện kèm theo như cần phải có tài khoản tiết kiệm để bảo đảm…

2.2. Với ngân hàng, tổ chức tài chính

Với ngân hàng, tổ chức tài chính thì điểm tín dụng chính là cơ sở đánh giá mức độ rủi ro khi cho vay đối với một khách hàng. Một khách hàng có điểm tín dụng cao sẽ đảm bảo khả năng khoản vay được trả đúng hạn cao hơn các khách hàng có điểm tín dụng thấp. Ngoài ra, với một số nhóm khách hàng với điểm tín dụng quá thấp, ngân hàng và các tổ chức cho vay tín dụng sẽ có cơ sơ để từ chối khoản vay.

điểm tín dụng cá nhân là cơ sở đánh giá cho ngân hàng
Điểm tín dụng cá nhân là cơ sở đánh giá mức độ rủi ro khi cho vay đối với một khách hàng

2.3. Với các kênh thanh toán điện tử

Hiện nay, có nhiều kênh thanh toán điện tử áp dụng mô hình “mua trước, trả sau” sẽ căn cứ vào điểm tín dụng giống như các ngân hàng và tổ chức tài chính. Đây là một khung tham chiếu quan trọng để các kênh thanh toán điện tử đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng khi đăng ký sử dụng dịch vụ.

2.4. Với các doanh nghiệp, tổ chức khác

Nhiều doanh nghiệp, tổ chức hiện nay như công ty bảo hiểm, bất động sản, hay các công ty cho vay khác cũng sử dụng điểm tín dụng như một thước đo để đánh giá sư uy tín của khách hàng.

Như vậy có thể thấy, điểm tín dụng có một vai trò quan trọng, không chỉ ở hoạt động vay – cho vay, mà còn có sức ảnh hưởng với các hoạt động khác của nên kinh tế. Ở một góc độ nào đó, điểm tín dụng có ý nghĩa quan trọng (với người đi vay) như điểm GPA quan trọng với các bạn sinh viên. Nếu như điểm GPA giúp đánh giá sự vượt trội của một sinh viên so với những người khác trong quá tình học tập thì điểm tín dụng sẽ xếp hạng độ tin cậy, tín nhiệm của một cá nhân khi tham gia hoạt động vay tín dụng.

3. Điểm tín dụng cá nhân lý tưởng là gì?

Thang đo điểm tín dụng phổ biến tại Việt Nam hiện nay là thang đo của CIC – Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam. Tại mỗi mức điểm khác nhau, người đi vay sẽ được xếp hạng để hưởng mức lãi suất khác nhau.

Tổng điểm tín dụngXếp hạng nhómLãi suất vay
Từ 150 – 321Rủi ro rất cao (E)Không đủ điều kiện vay
Từ 322 – 430Rủi ro cao (D)Không đủ điều kiện vay
Từ 431 – 569Rủi ro trung bình (C)Tương đối cao
Từ 570 – 679Rủi ro thấp (B)Lãi suất vay thấp, được ưu đãi
Từ 680 – 750Rủi ro rất thấp (A)Lãi suất vay thấp, được ưu đãi

Mức điểm tín dụng lý tưởng thường từ mức B trở lên, lý tưởng nhất là mức A khi người đi vay đạt trên 700 điểm. Người đi vay rơi vào nhóm D và E là thuộc nhóm ‘tín dụng xấu’, thường bị từ chối vay tại ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính.  

điểm tín dụng cá nhân có lợi ích gì
Mức điểm tín dụng lý tưởng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người dùng

4. Các cách cải thiện điểm tín dụng cá nhân

Để cải thiện điểm tín dụng, bạn có thể áp dụng những cách sau:

  • Thanh toán các hóa đơn (thẻ tín dụng, nợ tín dụng…) đúng hạn. Các khoản thanh toán muộn, quá hạn và các tài khoản bị trừ tiền sẽ ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn;
  • Không sử dụng quá 30% hạn mức tín dụng trên bất kỳ thẻ tín dụng nào. Những người chỉ sử dụng 10% hạn mức tín dụng trở xuống thường có điểm tín dụng rất cao;
  • Giữ cho tài khoản luôn mở và hoạt động: việc giữ tài khoản luôn mở và hoạt động giúp bạn có lịch sử thanh toán lâu hơn, có lợi cho bạn hơn khi các tổ chức tín dụng đánh giá khả năng tín dụng;
  • Không mở quá nhiều tài khoản tín dụng mới cùng một lúc. Việc mở nhiều tài khoản mới cùng lúc sẽ làm giảm độ tuổi tài khoản tín dụng trung bình của bạn. Nếu cần thêm khoản vay mới, hãy đảm khoảng cách giữa hai lần đăng ký tài khoản tín dụng ít nhất là 6 tháng.

Tạm kết

Điểm tín dụng có vai trò vô cùng quan trọng đối với kế hoạch chi tiêu tương lai của mỗi cá nhân. Vì vậy, hãy kiểm tra, theo dõi và cải thiện điểm tín dụng cá nhân để có sự chuẩn bị tốt nhất cho những lúc cần đến.

Nguồn tham khảo: Wikipedia, Cic.org.vn


Tải Vconomics ngay để nhận MICS miễn phí !

Gia nhập ngay cộng đồng Vconomics để nhận thêm MICS miễn phí

TelegramFacebookYoutubeRedditMedium

Website: https://vconomics.vn

Email: [email protected]

VCONOMICS – NỀN KINH TẾ SỐ PHI TẬP TRUNG

Previous ArticleNext Article