Kiến thức

Nợ xấu là gì? Những trường nào bị xếp vào nợ xấu?

Nợ xấu không phải là một cụm từ quá xa lạ, tuy nhiên vẫn có rất nhiều người không hiểu rõ khái niệm này và thắc mắc khi phát hiện ra mình đang bị ngân hàng xếp vào nhóm có nợ xấu. Vậy nợ xấu là gì? Những trường hợp nào bị xếp vào nợ xấu? Hãy cùng Vconomics tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
nợ xấu là gì vconomics debt

Nợ xấu không phải là một cụm từ quá xa lạ, tuy nhiên vẫn có rất nhiều người không hiểu rõ khái niệm này và thắc mắc khi phát hiện ra mình đang bị ngân hàng xếp vào nhóm có nợ xấu.

Vậy nợ xấu là gì? Những trường hợp nào bị xếp vào nợ xấu? Hãy cùng Vconomics tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là nợ khó đòi khi mà người đi vay không có khả năng trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng trước đó. Nói cách khác, đây chính là những khoản nợ đã quá hạn thanh toán trên 90 ngày. Khi đã bị liệt vào danh sách khách hàng nợ xấu (theo phân loại trên CIC – Credit Information Center, hay còn gọi là Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng trực thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam), người đi vay thì sẽ gặp khó khăn khi muốn vay vốn của ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào đó.

nợ xấu là gì
Nợ xấu phát sinh khi người đi vay không có khả năng trả nợ khi đến hạn thanh toán

2. Phân loại các nhóm nợ

Theo CIC, người đi vay có thể bị xếp vào 05 nhóm nợ xấu dưới đây khi đáp ứng các yêu cầu của mỗi nhóm.

2.1. Nhóm 1: Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn

Người đi vay sẽ được xếp vào nhóm nợ đủ tiêu chuẩn nếu có các khoản có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn, hoặc đang có các khoản nợ trong hạn (chưa tới thời điểm đáo hạn). Ngoài ra, người đi vay thuộc nhóm nợ đủ tiêu chuẩn có thể đang có các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày (và sẽ phải trả thêm lãi phạt quá hạn 150%).

2.2. Nhóm 2: Nhóm nợ cần chú ý

Nhóm nợ cần chú ý là nhóm có thỏa mãn một trong những tiêu chí sau:

  • Có các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày
  • Có các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.

2.3. Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

Người đi vay thuộc nhóm nợ dưới tiêu chuẩn là những người có các khoản nợ quá hạn từ 30 đến 90 ngày, hoặc quá hạn dưới 30 ngày trong trường hợp khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu tiên. Ngoài ra, nếu người đi vay có các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng thì cũng được xếp vào nhóm nợ dưới tiêu chuẩn.

2.4. Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn

Khi thỏa mãn một trong những điều kiện sau, người đi vay sẽ được xếp vào nhóm Nợ nghi ngờ mất vốn:

  • Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;
  • Có các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

2.5. Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Đây là nhóm nợ xấu mức độ cao nhất khi người đi vay có các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên hoặc có các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. Ngoài ra, nếu có các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai hay các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn thì người đi vay cũng được xếp vào nhóm này.

3. Nguy cơ nếu bị xếp vào nhóm nợ xấu

Khi được xếp vào nhóm nợ xấu 3, 4 hoặc 5, người đi vay sẽ rất khó đi vay ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác. Thông tin nợ xấu này được lưu trữ trên CIC, được chia sẻ rộng rãi với các ngân hàng và tổ chức tài chính và được lưu trữ trong vòng 3 – 5 năm kể từ thời điểm người đi vay trả đầy đủ gốc và lãi.

Với nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng có hệ thống kiểm soát rủi ro chặt chẽ, đặc biệt là chi nhánh các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hoặc các tổ chức có vốn nước ngoài hoặc, những người đi vay rơi vào nhóm nợ xấu khó có thể được xét duyệt hồ sơ vay với bất kì hình thức nào, thậm chí bị từ chối vĩnh viễn.

Thông tin nợ xấu này cũng ảnh hưởng đến những cá nhân có cùng địa chỉ hay chung sổ hộ khẩu với những người thuộc nhóm nợ xấu. Vì vậy, người đi vay cần lưu ý điều này để tránh rủi tro rơi vào nhóm nợ xấu và mất cơ hội vay vốn từ ngân hàng và các tổ chức tài chính.

4. Cách xóa nợ xấu

Để xóa thông tin nợ xấu, người đi vay cần nhanh chóng thanh toán toàn bộ số tiền còn nợ cho ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính. Thông tin nợ xấu thường sẽ được cập nhật hàng tháng, tuy nhiên để đảm bảo ngân hàng nắm được thông tin này thì người đi vay có thể yêu cầu văn bản xác nhận việc khoản nợ đã được thanh toán từ ngân hàng hoặc tổ chức tài chính của khoản vay trước đó.

cách xóa nợ xấu
Người đi vay cần nhanh chóng thanh toán hết các khoản nợ trước đó với các ngân hàng và tổ chức tài chính để được xóa nợ xấu

Có một số ngân hàng và tổ chức tài chính vẫn chấp nhận hồ sơ vay sau 12 tháng kể từ khi người đi vay tất toán nợ xấu nếu người đi vay đưa ra lý do chậm trả hợp lý và tình hình tài chính hiện tại khả quan. Tuy nhiên, phần lớn ngân hàng và tổ chức tài chính vẫn từ chối người đi vay có nợ xấu và phải đợi ít nhất 5 năm sau mới xem xét cho phép vay các khoản vay mới.

Tạm kết

Để đảm báo các nhu cầu tài chính luôn được chấp nhận bởi các ngân hàng và tổ chức tài chính, người đi vay cần có kế hoạch vay hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán và thời hạn thanh toán. Tránh để bị rơi vào nhóm nợ xấu, đặc biệt là các nhóm 3, 4, 5 có thể dẫn đến khả năng bị từ chối vĩnh viễn các cơ hội vay vốn trong tương lai.

Nguồn tham khảo: Wikipedia, Baochinhphu.vn


Tải Vconomics ngay để nhận MICS miễn phí !

Gia nhập ngay cộng đồng Vconomics để nhận thêm MICS miễn phí

TelegramFacebookYoutubeRedditMedium

Website: https://vconomics.vn

Email: [email protected]

VCONOMICS – NỀN KINH TẾ SỐ PHI TẬP TRUNG

Previous ArticleNext Article